Hiển thị các bài đăng có nhãn nho-rang. Hiển thị tất cả bài đăng

Nhổ răng lúc nào và buổi nào tốt nhất?


Chào bác sĩ KIM, em là Ngọc Vy 25 tuổi, là nhân viên văn phòng nên thường em chỉ rảnh vào buổi tối. không biết có nên nhổ răng vào buổi tối không? Bác sĩ có thể giải đáp giúp em nhổ răng lúc nào và buổi nào thì tốt nhất? Em cám ơn bác sĩ trước ạ.

nhổ răng lúc nào tốt nhất

Chào bạn Ngọc Vy!

Nha khoa KIM rất cảm ơn bạn vì đã tin tưởng và gửi thắc mắc cho chúng tôi, về câu hỏi “nhổ răng lúc nào và buổi nào là tốt nhất” của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Thời điểm nhổ răng lúc nào là tốt nhất?

Đối với những người có sức khỏe tốt, có thể lựa chọn buổi sáng hay chiều đều thích hợp. Tuy nhiên, trong những trường hợp đau quá, cần đến ngay cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám và có biện pháp can thiệp kịp thời, không nên để ý đến việc sáng hay chiều. Vậy nhổ răng buổi nào là tốt nhất? Buổi sáng, chiều hay tối?

Có thể nhổ răng vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, nhưng nên nhổ vào buổi sáng là tốt nhất, vì sau một đêm nghỉ ngơi cơ thể sẽ có khả năng đề kháng và sức khỏe tốt hơn. Sau đó, có thêm khoảng thời gian để bác sĩ theo dõi tình trạng xem chảy máu nhiều hay không, có biến chứng gì xảy ra không.

Buổi chiều sức đề kháng dễ bị giảm sút do quá trình làm việc hay học tập mệt mỏi, sẽ khiến tinh thần căn thẳng, uể oải. Buổi tối lúc này cơ thể cần được nghỉ ngơi và nếu nhổ sẽ khó xử lí các tình huống bất ngờ có thể xảy ra. Do đó, tốt nhất bạn nên thực hiện nhổ răng vào buổi sáng.

Nhổ răng lúc nào tốt nhất không phải vấn đề duy nhất bạn cần quan tâm. Bên cạnh việc xem thời gian thích hợp nhổ răng, bạn cũng cần lưu ý đến việc chọn cơ sở nha khoa để thực hiện, cần đến những địa chỉ uy tín, chất lượng mới đảm bảo an toàn và mang lại kết quả tốt nhất.

Tuy nhiên, trước khi nhổ răng, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau: Ăn uống đầy đủ và không được để bụng đói khi đến nhổ vì dễ gây ra các hiện tượng chóng mặt, hạ đường huyết, buồn nôn,… khi các bác sĩ gây tê để nhổ răng. Cần ngủ đủ giấc vào buổi tối, không được thức khuya làm ảnh hưởng đến sức khỏe, không nên dùng các loại bia, rượu, cà phê, trà,… trước khi nhổ.

Một số trường hợp không nên nhổ răng

Khi vừa bị ốm hay ốm vừa khỏi: Lúc này sức đề kháng trong cơ thể còn yếu, khả năng đông máu chưa ổn định, khiến việc cầm máu sau nhổ khó khăn và lâu hơn. Đặc biệt là răng khôn, nếu nhổ khi đang bị ốm hoặc ốm vừa khỏi sẽ càng nguy hiểm hơn, bởi dễ gây nhiều biến chứng bất ngờ như viêm, nhiễm trùng, vết thương lâu lành,…

Khi răng đang bị viêm, nhiễm: Nhổ răng lúc này không hề tốt bởi giai đoạn này thuốc tê bị hạn chế tác dụng giảm đau, nếu thực hiện nhổ răng sẽ gây đau nhức cho bệnh nhân và nhiễm trùng có thể lây lan sang khắp cơ thể theo đường máu. Cần điều trị viêm, nhiễm trước bằng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, sau đó mới tiến hành nhổ răng.

Đang trong chu kì kinh nguyệt: Trong những ngày này, khi đến nhổ răng, các bác sĩ rất khó xác định được tình trạng răng miệng cụ thể vì nồng độ hormone trong cơ thể đang tăng cao, nếu nhổ có thể gây đau nhức gấp nhiều lần so với bình thường.

Phụ nữ đang mang thai: Các bác sĩ luôn chỉ định không nên nhổ răng khi đang mang thai ở tất cả các giai đoạn vì nhổ răng lúc này sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

Bạn ngọc Vy thân mến, với những chia sẻ của nha khoa hy vọng đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc "nhổ răng lúc nào và buổi nào là tốt nhất".

Bài viết khác

Nhổ răng khôn xong cần lưu ý gì?


Sau khi nhổ răng khôn có một số điều mà bạn cần lưu ý thực hiện để quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn cũng như tránh được các biến chứng nguy hiểm.


Nên làm gì sau khi nhổ răng khôn

Trước tiên, bạn nên cắn chặt miếng gòn trong vòng 30 phút sau khi nhổ. Sau khi nhả gòn, máu có thể rỉ thêm trong vài giờ nữa. Bạn hãy tự thay gòn khác cho đến khi máu ngưng chảy hẳn.

Trong vòng 6 giờ sau khi nhổ răng: Không được súc miệng, đặc biệt là không được súc miệng bằng nước muối.

Trong vòng 24 giờ sau khi nhổ răng: Không súc miệng mạnh, không lấy lưỡi hay những vật khác khều đụng vị trí vừa nhổ răng, không ăn nhai phía bên hàm vừa mới nhổ răng và những hành động tương tự. Làm sạch những chiếc răng còn lại một cách cẩn thận bằng bàn chải hay chỉ nha khoa như thông thường (chú ý không chải những chiếc răng kế cận khoảng trống vừa nhổ răng).

Không nên súc miệng ngay sau khi nhổ răng khôn

Để giảm sưng: Ngay ngày hôm sau sau khi nhổ, thỉnh thoảng chườm lạnh, mỗi lần khoảng 15-20 phút. Vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 sau tiểu phẫu: chườm nóng lên vùng sưng ít khoảng 4 lần/ngày.

Tuân theo hướng dẫn dùng thuốc kháng sinh của bác sĩ để nhằm tránh biến chứng nhiễm trùng sau nhổ răng. Thuốc dùng trong nhổ răng thường gồm: thuốc kháng sinh ( uống khoảng 5-7 ngày, thường uống trước khi nhổ răng 1 đến 2 ngày và tiếp tục uống sau nhổ răng cho đến khi hết thuốc này), thuốc giảm đau ( uống khi đau và ăn no trước khi uống thuốc-ngừng dùng thuốc này khi hết cảm giác đau ), thuốc chống sưng nề và thuốc sát trùng trong miệng

>>http://nhorangkhon.net/nho-rang-ham-tren-trong-cung/

Chế độ ăn uống

Nên tránh thức ăn khó nhai trong vài ngày, nên dùng thức ăn lỏng như cháo và uống nhiều nước để hàm răng đỡ phải làm việc và dễ tiêu hóa. Tuy nhiên bạn cũng cần kiêng một số thức ăn như: các món ngọt, kể cả mật ong; các loại nước uống có ga và đá lạnh; các món chua như chanh, cam, quýt, bưởi và rượu, bia. Không nên ăn thức ăn nóng. Nếu bạn phải nhổ răng thì trước khi nhổ nên uống vài cốc sữa đậu nành trong ngày để góp phần hạn chế chảy máu và chóng lành vết thương.

Sau khi nhổ răng, nếu có điều kiện bạn nên uống nước ép dâu tây bởi dâu có hoạt chất trợ lực cho thuốc giảm đau, sau đó uống tiếp sữa đậu nành vài cốc để giúp máu chóng đông và chất đạm lecithin trong đậu nành giúp vết thương mau khỏi. Ăn sữa chua giúp tăng tác dụng của kháng sinh chống nhiễm khuẩn nhờ có acidobacillus trong sữa, nhưng lưu ý đừng ăn lạnh quá. Ăn khoai lang, đu đủ, cà rốt… để cung cấp vitamin, cần thiết cho sự phục hồi của răng, nướu và vết thương.

Nếu bạn vừa thực hiện nhổ răng khôn xong hãy thực hiện những điều quan trọng trên để nhanh chóng hồi phục vết thương bạn nhé.

Bạn đọc quan tâm

Nhổ răng sâu giá bao nhiêu?


Chào bác sĩ, cho tôi hỏi về chi phí nhổ răng sâu bao nhiêu tiền vậy ạ? Tôi đang có ý định nhổ răng sâu cho bé của mình nên muốn tham khảo giá cả trước để chuẩn bị. Cám ơn bác sĩ.

Dịch vụ khác




Rất cảm ơn bạn đã quan tâm tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Với thắc mắc của bạn về vấn đề: “Nhổ răng sâu hết bao nhiêu tiền?“, Nha Khoa xin được giải đáp cụ thể như sau:

Nhổ răng sâu bao nhiêu tiền là mức giá hợp lý?

1. Nhổ răng sâu hết bao nhiêu tiền là chính xác?
Trước tiên, để giúp bạn dễ dàng hình dung ra chi phí nhổ răng sâu hết bao nhiêu tiền, nha khoa xin đưa ra bảng giá tại trung tâm ngay sau đây để bạn tham khảo:

DỊCH VỤ ĐƠN VỊ CHI PHÍ (VNĐ)
Nhổ răng sữa 1 răng 100,000
Nhổ chân răng, răng một chân 1 răng 500,000
Nhổ chân răng, răng nhiều chân 1 răng 700,000
Nhổ răng hàm nhỏ, lớn (4,5,6,7) 1 răng 1,000,000
Nhổ răng khôn mọc thẳng 1 răng 1,200,000
Nhổ răng khôn mọc lệch (Tiểu phẫu ca khó) mức 1 1 răng 2.000.000
Nhổ răng khôn mọc lệch (Tiểu phẫu ca khó) mức 2 1 răng 3.000.000
Về thắc mắc giá tiền nhổ nhổ răng sâu  thì hiện khó có mức giá chính xác, vì nhổ răng sâu là bệnh lý răng liên quan đến hỗ trợ điều trị và kỹ thuật nhổ răng. Để nhổ răng sâu an toàn và thành công, bác sỹ đôi khi phải xử lý thêm cả những tình huống khác như viêm nướu, viêm tủy.

Khi đó chi phí nhổ răng sâu sẽ khác với mức thông thường. Đây cũng là lý do vì sao giá nhổ răng sâu ở các địa chỉ nha khoa có thể chênh lệch đôi chút. Nhưng bạn lưu ý giá nhổ răng sâu bao nhiêu thì cũng không vượt quá ngưỡng chung, sự dao động được xem là không đáng kể.

Để biết chính xác răng của bạn bị sâu ở mức độ nào thì bạn cần đến ngay nha khoa để được các bác sỹ tiến hành thăm khám, xác định tình trạng sâu và các bệnh răng miệng liên quan cụ thể. Bạn đừng nên quá băn khoăn vì sâu răng thực tế là vấn đề rất phổ biến và dễ dàng xử lý.

2. Có nên nhổ răng sâu tại nha khoa?

Theo mô tả của bạn thì có thể răng hàm bị sâu, tuy nhiên nếu chỉ căn cứ vào vết đen trên mặt nhai của răng thì khó có thể xác định được mức độ sâu như thế nào.

Thông thường, bác sỹ sẽ chỉ định hỗ trợ điều trị răng sâu, sau đó hàn trám lại để duy trì răng thật. Trường hợp nhổ răng chỉ xảy ra khi răng thật sâu quá nặng không thể tiếp tục bảo tồn được, buộc phải nhổ bỏ để tránh làm ảnh hưởng đến các răng kế cận và gây bệnh cho các vùng khác quanh răng sâu.

Với quy trình nhổ răng tiêu chuẩn cùng tay nghề bác sĩ cao nhiều kinh nghiệm sẽ giúp ca nhổ răng sâu diễn ra nhanh chóng, an toàn.

Kỹ thuật nhổ răng khôn an toàn, không đau


Nhổ răng khôn luôn là chủ đề được nhiều khách hàng quan tâm bởi có quá nhiều tác hại mà chiếc răng này gây ra trên thân chủ của mình.


1. Vì sao nên nhổ răng khôn?

Răng khôn (wisdom tooth) là chiếc răng cối lớn thứ 3 trên cung hàm. So với những chiếc răng cối lớn khác, răng khôn mọc trễ hơn rất nhiều. Nếu răng hàm bình thường mọc đầy đủ trong khoảng trẻ 24 – 30 tháng tuổi thì răng khôn mọc khi chúng ta đã qua tuổi 18.(Tìm hiểu rõ về răng khôn http://nhorangkhon.net/nho-rang-ham-tren-trong-cung/)

Thời điểm này, cung hàm đã gần như ổn định về cấu trúc và độ lớn, xương hàm cứng hơn, niêm mạc và mô mềm phủ bên trên dày chắc nên khi răng khôn nhú lên sẽ gây cảm giác đau nhức rất khó chịu. Cơn đau có khi kéo dài trong nhiều ngày và lặp lại trong nhiều năm. Cơn đau này một phần ảnh hưởng đến việc nhổ răng khôn có đau không về sau này.

Nhổ răng hàm trên trong cùng

Bác sỹ Nha khoa cho biết, răng khôn hàm dưới có tỷ lệ mọc lệch và ngầm rất cao. Trục răng cũng có nhiều thế: chéo, xiên, đâm ngang, lệch gần, lệch xa, mọc ngược,… Điều này cũng chi phối mạnh mẽ đến việc nhổ răng khôn có đau không cho bệnh nhân.

Ngoài đau, răng khôn còn gây bám đọng thức ăn làm sâu răng, nhiễm trùng, sưng phồng nướu, tạo mủ,… Các triệu chứng kéo dài có thể phá hủy xương quanh răng và các răng bên cạnh. Đối với chiếc răng cối lớn thứ hai thì răng khôn thực sự là “mối hoảng sợ” bởi nó sát với răng khôn, bị răng khôn đâm, tựa vào. Trong khi răng cối lớn thứ 2 là chiếc răng hàm ăn nhai quan trọng.

Nguy hiểm hơn, với răng khôn mọc ngược vào trong,  nang thân răng có thể tiếp tục phát triển và âm thầm tiến sâu vào xương hàm, khiến tiêu hủy và gãy xương hàm. Do những nguy cơ trên mà việc nhổ răng khôn là rất cần thiết. Nhưng liệu nhổ răng có đau không, nên xử trí thế nào trong trường hợp này?Nhổ răng hàm trong cùng http://nhorangkhon.net/nho-rang-ham-tren-trong-cung/.

2. Thực tế kỹ thuật nhổ răng khôn có đau không?

Nhổ răng khôn với kỹ thuật thông thường trước đây có thể gây ra một số đau đớn cho người bệnh. Tuy nhiên, hiện nay, nỗi sợ hãi đó đã có thể được giải quyết với hệ thống gây tê hiện đại.

Hệ thống gây tê bao gồm các dạng tiêm, bôi, xịt, phù hợp với hầu hết mọi người, sẽ giúp bạn không hề có cảm giác đau đớn trong suốt quá trình nhổ răng. Sau nhổ khoảng 24h, khi thuốc tê tan hết, cảm giác đau có thể vẫn còn, bác sỹ sẽ kê toa thuốc giảm đau giúp bạn dễ chịu hơn.

Tìm hiểu thêm: Nhổ răng hàm có làm sao không?

Mọi thắc mắc xung quanh răng khôn bạn có thể đến gặp trực tiếp nha khoa để được tư vấn miễn phí.

Được tạo bởi Blogger.