Hiển thị các bài đăng có nhãn nho-rang-tre-em. Hiển thị tất cả bài đăng

Nhổ răng sữa cho trẻ em an toàn, nhanh chóng

20 răng sữa là những chiếc răng mọc trong thời kỳ trẻ bú mẹ (dưới 30 tháng tuổi). Những chiếc răng này rồi sẽ lần lượt được thay thế bằng răng trưởng thành. Nhưng bạn đừng nghĩ vì thế mà răng sữa không quan trọng. Nó chính là “bộ nhá” đầu tiên cho trẻ trong thời kỳ ăn dặm. 


Răng sữa còn giúp cho xương hàm phát triển bình thường trong thời gian đầu nhờ động tác ăn nhai nhẹ nhàng. Răng sữa còn giúp trẻ phát âm bình thường không bị ngọng.



1. Cách nhổ răng sữa cần dựa vào quy luật thay răng cụ thể?

Cuộc đời răng sữa vốn rất ngắn, nhưng lại thường gặp phải những vấn đề buộc phải đình chỉ răng. Vậy phải làm sao để biết đúng thời điểm và có cách nhổ răng sữa đảm bảo tốt hơn cho trẻ?


Cách nhổ răng sữa đúng thơi điểm cho trẻ nhỏ có ý nghĩa lớn đối với quá trình mọc răng sau này

Răng sữa đến lúc bị thay thế sẽ tự động rụng đi theo một quy luật rất đặc biệt. Dưới mỗi một răng sữa sẽ có một mầm răng trưởng thành mọc thẳng lên làm tiêu dần chân răng sữa. Khi chân tiêu hết thân răng bên trên sẽ rụng đi và chiếc răng trưởng thành trồi lên kịp thời. Đó là sự thay thế răng sữa đúng lúc.

Tuy nhiên, tiến trình thay thế này đôi khi không thuận lợi và buộc phải có những tác động bên ngoài để nhổ răng, và phải có cách nhổ răng sữa đúng và an toàn cho trẻ.
2. Khi nào buộc phải có cách nhổ răng sữa đúng lúc cho trẻ?

Theo đúng tiến trình thì ngay khi răng sữa rụng đi, răng vĩnh viễn đã trồi lên ngay phía dưới. Nhưng nhiều trường hợp răng sữa tuy đã lung lay cho thấy dấu hiệu của sự thay răng nhưng mãi vẫn không rụng đi. Nên cần có tác động bên ngoài để nhổ răng sữa cho răng vĩnh mọc đúng. Khi đó phải có cách nhổ răng sữa thật đảm bảo.

Khi răng trưởng thành đã nhú lên nhưng lại chệch khỏi chân răng sữa và răng sữa vẫn không tiêu rụng đi làm cản trở răng trưởng thành mọc đầy đủ. Nhổ răng sữa lúc này là cần thiết.

3. Những sai lầm thường gặp trong cách nhổ răng sữa cho trẻ

+ Nhiều người thấy răng sữa lung lay là tác động nhổ ngay mà không biết rằng phía dưới chiếc răng trưởng thành chưa kịp mọc. Điều này nguy hiểm ở chỗ, nếu răng sữa bị nhổ sớm, phần lợi để lâu ngày sẽ co khít và cứng chắc lại. Về sau khi răng trưởng thành mọc lên khó khăn và gây đau cho trẻ.

+ Trường hợp khác khi thấy răng trưởng thành mọc lệch là nhổ răng sữa vì nghĩ phải nhổ răng sữa thì răng trưởng thành mới mọc thẳng được. Suy nghĩ này là sai lầm vì răng sữa dù nhổ đi, răng trưởng thành đã mọc lệch thì vẫn bị lệch.

+ Đa số các bậc phụ huynh đều tự tìm cách nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà bằng một vài phương pháp như dùng chỉ buộc răng, dùng tay nhổ răng, dùng vật gì đó kẹp vào răng rồi nhổ… điều này sẽ gây đau nhức, ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.
4. Cách nhổ răng sữa thích hợp đúng thời điểm

Nếu trường hợp răng sữa lung lay tự rụng thì bạn không cần phải tác động gì thêm. Nhưng nếu răng lung lay lâu không rụng hoặc răng trưởng thành bị mọc lệch đến mức độ nào đó buộc phải can thiệp nhổ răng sữa cho trẻ thì nên đến nha sỹ. Trẻ sẽ được chụp phim để nhận biết tình trạng răng, khi đó mới xác định được lúc nào nên nhổ răng để đảm bảo cho răng trưởng thành mọc đầy đủ và tốt hơn.


Các chuyên gia nha khoa khuyên rằng, ngay khi thấy dấu hiệu răng trẻ lung lay, bạn cên cho trẻ đi khám răng. Trẻ từ 18 tháng tuổi đã có thể được khám răng bình thường. Việc khám răng sớm cho trẻ chính là cách để theo dõi quá trình mọc răng và phát triển cấu tạo hàm của trẻ, giúp kiểm soát sớm được những dấu hiệu bất thường, hạn chế những rối loạn mọc răng ở trẻ cho đến khi trưởng thành.

Trường hợp nếu buộc phải đình chỉ răng thì cần thực hiện theo cách nhổ răng sữa ở phòng nha. Tại Nha khoa , cách bác sĩ xử lý rất nhẹ nhàng, mát tay và được các bé hợp tác rất tốt.

Ngoài ra, với sự hỗ trợ của công nghệ nhổ răng an toàn, không đau, không biến chứng, các bé sẽ không còn phải sợ hãi khi nghĩ đến việc nhổ răng. Hệ thống gây tê và khử trùng hiện đại giúp bé dễ dàng trải qua một ca nhổ răng mà không cảm thấy đau đớn cũng không gặp phải nhiễm trùng, biến chứng.

Phân biệt răng vĩnh viễn với răng sữa

Các bậc phụ huynh thường hay nhầm lẫn răng vĩnh viễn với răng sữa, dẫn tới sai lầm là răng sâu thì cứ nhỗ rồi răng khác sẽ mọc lên thay thế.


Răng hay bị nhầm lẫn là răng hàm 6 tuổi vĩnh viễn (răng cối thứ I mọc lúc 6 tuổi)




Để giúp cho bà mẹ phân biệt được răng sữa và răng vĩnh viễn cần chú ý các điểm sau:

* Trẻ được 2 tuổi: hoàn tất bộ răng sữa

* Đến 6 tuổi chú ý răng hàm vĩnh viễn thứ I (răng cối lớn thứ I) đầu tiên mọc phía sau các răng hàm sữa: răng nầy có kích thước to hơn răng sữa bên cạnh, và đếm tứ chính giữa hàm vào nó là răng số 6. Trong khi răng sữa chỉ đếm tới 5.

Răng hàm vĩnh viễn thứ I là răng vĩnh viễn đầu tiên mọc trên hàm và không thay cho bất cứ một răng sữa nào.

Răng vĩnh viễn thứ hai kế tiếp thay cho răng cửa sữa là răng cửa giữa vĩnh viễn hàm dưới mọc lúc 7 tuổi. Răng vĩnh viễn hàm dưới luôn luôn thay trước răng hàm trên vài tháng. Từ 7-8 tuổi răng cửa giữa vĩnh viễn hàm trên mới mọc.Khi mọc răng cửa trên thường rất to. 

Các phụ huynh thường lo âu về 2 răng cửa trên vì nó thấy to quá, không cân xứng với khuôn mặt của trẻ. Nhưng vì đây là răng vĩnh viễn và là răng của một người trưởng thành chứ không phải của đứa trẻ nhỏ, khi đã mọc rồi nó không thay đổi nữa và nó chỉ thích hợp với xương hàm của trẻ khi trưởng thành (18 tuổi). Ở 7 tuổi xương hàm của trẻ còn quá nhỏ, kích thước xương hàm còn tiếp tục to ra cho đến khi trẻ được 18-20 tuổi (Khi đó mới có răng khôn)

Như vậy muốn phân biệt răng vĩnh viễn với răng sữa ta phải chú ý

- Trước nhất là tuổi mọc răng: trước 6 tuổi chưa có răng vĩnh viễn,

- Sau 6 tuổi chú ý răng trong cùng là răng hàm vĩnh viễn thứ nhất đó là răng số 6,(Răng sữa chỉ đếm tới số 5 từ ngòai vào)

- Kích thước mặt nhai của răng hàm to hơn răng sữa

- Trong khoảng 8 tuổi đến 12 tuổi, trên hàm mọc lẫn lộn răng sữa với răng vĩnh viễn như vậy nên chú ý đến kích thước của răng, toàn bộ các răng vĩnh viễn đều to hơn răng sữa

- Màu của răng vĩnh viễn vàng sậm hơn răng sữa. Từ 12 tuổi, răng sữa đã thay hết và không còn răng sữa nữa và lúc đó trẻ đã có 28 răng vĩnh viễn.

Đâu là giải pháp cho trường hợp răng số 8 bị sâu?

Răng số 8 bị sâu thì tốt nhất nên nhổ bỏ để loại bỏ các nguy cơ biến chứng mà nó gây ra. Bản thân răng số 8 đã tiềm ẩn nhiều vấn đề răng miệng, nhất là khi bị sâu thì việc trước tiên là cần nhổ để không làm ảnh hưởng tới các răng bên cạnh. Thực tế, việc nhổ răng số 8 không ảnh hưởng đến ăn nhai như răng số 7 hoặc số 6 do răng số 8 về cơ bản không đảm nhận chức năng ăn nhai trên cung hàm.



Răng số 8 là răng mọc ở phía trong cùng của cung hàm, bởi vậy việc vệ sinh chiếc răng này một cách kĩ càng là điều vô cùng khó khăn. Do đó, ở vùng răng số 8 thường xảy ra trường hợp thức ăn bị tích tụ lâu ngày, tạo thành các mảng bám – là môi trường lý tưởng để nhiều loại vi khuẩn sinh sôi, hoạt động và gây ra bệnh sâu răng.

1. Răng số 8 bị sâu phải xử lý thế nào?



Hiện nay, với công nghệ nhổ răng không đau thế hệ mới thì việc răng số 8 phải có nguy hiểm gì không không cần bạn phải bận tâm nữa.

– Trước khi nhổ răng, nha sỹ sẽ tiến hành chụp X-quang để xác định cụ thể tình trạng của răng khôn bị sâu như thế nào, hình dạng ra sao, có tác động đến dây thần kinh hay không để ca nhổ diễn ra thuận lợi.

– Bằng dụng cụ chuyên dụng, nha sỹ sẽ làm đứt các tổ chức xung quanh răng như dây chằng nha chu một cách dễ dàng, giúp cho việc lấy răng khôn ra từng phần được dễ dàng mà không gây chảy máu hay ê buốt nhiều như cách nhổ răng truyền thống. Thời gian cần thiết để thực hiện gây tê và phân tách răng là rất ngắn chỉ khoảng vài phút. Do đó, thao tác nhổ răng ra khỏi tổ chức của nó sau đó rất nhanh chóng. Mô mềm không bị tổn thương nặng nên cầm máu nhanh nên có thể thực hiện đóng nướu tức thì.
2. Chế độ chăm sóc răng sau khi nhổ cần chú ý điều gì?

+ Giữ sạch và tránh nhiễm trùng ngay sau khi nhổ răng là cực kỳ quan trọng. Nha sĩ sẽ yêu cầu bạn cắn nhẹ vào miếng bông gòn khô, tiệt trùng và giữ trong khoảng 30 – 45 phút để giảm chảy máu và giúp đông máu. Trong 24 giờ sau, bạn không nên hút thuốc, súc miệng mạnh hoặc chải răng ở vùng mới nhổ.

+ Bạn sẽ có cảm giác hơi ê ê và khó chịu sau khi nhổ răng. Trong vài trường hợp, nha sĩ khuyên bạn dùng thuốc giảm đau hoặc kê toa cho bạn.

+ Sau khi thuốc tê tan, tại vị trí nhổ răng sâu sẽ có cảm giác đau âm ỉ. Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau (như paracetamol) nhưng Không dùng Aspirin (kể cả Aspirin PH8) vì chúng có thể sẽ gây chảy máu kéo dài.

+ Nên chườm túi đá lạnh lên mặt mỗi 15 phút, nên uống nước bằng ống hút, tránh áp lực lên ổ răng mới nhổ, và không nên uống đồ nóng. Ngày tiếp theo sau khi nhổ răng, bạn bắt đầu súc miệng bằng nước muối ấm (nhưng không nuốt). Thông thường, cảm giác khó chịu sẽ giảm dần từ 3 ngày đến 2 tuần.

Răng sữa bị thưa ở trẻ có cần phải chỉnh không ?

Răng sữa bị thưa là tình trạng phổ biến, chiếm tới hơn 90% ở trẻ nhỏ trong thời gian răng sữa. Đây là những răng mọc ở trẻ trong khoảng từ 6 - 33 tháng tuổi. 



Hàm răng sữa bị thưa là vấn đề vẫn thường gặp gặp phải ở nhiều trẻ nhỏ. Vậy răng sữa bị thưa ở trẻ có cần phải chỉnh không? Đó vẫn là câu hỏi của nhiều bậc cha mẹ

Đặc điểm của răng sữa bị thưa ở trẻ nhỏ

Chúng chỉ tồn tại trong khoảng thời gian này để hỗ trợ chức năng ăn nhai ban đầu cho trẻ. Sau đó sẽ dần rụng đi và thay thế vào đó là những chiếc răng vĩnh viễn.



Đặc điểm chung của răng sữa đó là có ít men răng nên phần mô răng khá mỏng, phần ngang của răng nhỏ nên răng sữa mọc thưa là điều tất nhiên. Trong đó độ lớn của răng hàm dưới nhỏ hơn so với hàm trên nên răng sữa bị thưa ở hàm dưới nhiều hơn hàm trên.
Tại sao không cần phải chỉnh răng sữa bị thưa?

Răng sữa bị thưa ở trẻ là hết sức bình thường, có thể nói nó là điều hiển nhiên và hầu như trẻ nào cũng gặp. Những chiếc răng này chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định, và thay thế vào đó sẽ là những chiếc răng vĩnh viễn vì thế không cần điều chỉnh răng thưa ở trẻ dù có điều chỉnh thì cũng không đạt được hiệu quả.

Khi trẻ bước sang tuổi thứ 6 răng sữa sẽ rụng đi, các răng vĩnh viễn sẽ mọc ra thay thế dần cho những chiếc răng sữa. Răng sữa mọc thưa cũng sẽ chỉ tồn tại trong khoảng 5 năm nên nếu tác động chỉnh răng sát vào thì sau đó răng vẫn rụng đi. Và đặc biệt thời gian trong khoảng từ khi bé 6 tháng tuổi đến 6 tuổi,đây là khoảng thời gian khuôn mặt trẻ sẽ có những thay đổi rất nhiều, trong đó có cả xương hàm. Khung hàm sẽ không ngừng phát triển, to và rộng ra. Nếu tác động để chỉnh răng sữa thì với tốc độ phát triển của trẻ, chỉ được một thời gian ngắn răng trẻ bị thưa trở lại. Và do trẻ còn quá nhỏ tác động chỉnh răng rất khó giữ được, không cẩn thận có thể gây tổn thương cho răng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ.

Khi những chiếc răng vĩnh viễn bị thưa thì mới cần tác động chỉnh răng, vì lúc này chỉnh răng thì mới thật sự cho hiệu quả. Đặc điểm của răng vĩnh viễn đó là có men răng dày, cứng chắc nên mô răng lớn, độ rộng của răng cửa cũng lớn hơn nhiều so với răng sữa. Khi đó, răng vĩnh viễn sẽ tự mọc sát khít, đều đẹp với nhau hơn. Chỉ khi các răng vĩnh viễn mọc cố định trên khung hàm rồi mà răng vĩnh viễn bị thưa mới cần phải tác động điều chỉnh.


Trong khoảng răng sữa của trẻ cha mẹ không cần quan tâm quá nhiều đến vấn đề răng thưa mà nên tập trung quan tấm đến vấn các bệnh lý thường gặp ở độ tuổi rắng ữa của trẻ như sâu răng, viêm lợi… vì lúc này răng sữa rất dễ tổn thương do thực phẩm tác động, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Các bậc cha mẹ nên theo dõi sát quá trình mọc răng của bé, đặc biệt là khi những chiếc răng vĩnh viên bắt đầu mọc cố định trên cung hàm, để có thể kịp thời khắc phục sớm những tình trạng răng xấu có thể xảy ra. Giúp bé có được hàm răng đều đặn, sát khít nhau khi trưởng thành.

Hiện nay, đang ứng dụng công nghệ niềng răng hiện đại nhất thế giới, có thể giúp chỉnh cho răng thưa trở nên sát khít và đều đẹp hơn. Không gây đau nhức và có ảnh hưởng nào đến sức khỏe. Răng sữa bị thưa ở trẻ không cần chỉnh nha, nhưng cần phải theo dõi và chăm sóc thật tốt vì đây là thời điểm phát triển quan trọng nhất ở trẻ.

Răng hỗn hợp là gì

Giai đoạn bộ răng hỗn hợp xuất hiện rất nhiều bất thường mà bố mẹ có thể dễ dàng nhìn ra và đưa trẻ đi khám nha sĩ sớm. Nếu các bất thường không được điều trị sớm thì sẽ càng ngày càng nặng hơn, gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng tới chức năng nhai của trẻ. 


>>nên niềng răng cho trẻ không

Răng hỗn hợp là giai đoạn thay dần các răng sữa bằng răng ở trẻ từ 6 đến 11 tuổi. Trong giai đoạn này, trên cung răng của trẻ sẽ tồn tại cả răng sữa và răng mới mọc. Dưới đây là những điều cần lưu ý về vai trò của bộ răng sữa, những diễn biến trong quá trình thay răng của trẻ, và những quan tâm cần thiết để giúp trẻ có được bộ răng mọc mới về sau.



Răng hỗn hợp

Trẻ sẽ mất tự tin do thẩm mỹ răng không đẹp, việc ăn nhai không tốt cũng sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất của trẻ.
Đừng tưởng răng sữa không quan trọng


Khoảng thời gian này kéo dài từ 5-6 năm, diễn ra khá nhiều sự thay đổi ở bộ răng của trẻ. Thường các bà mẹ có những thắc mắc về vai trò của bộ răng sữa, cũng như sự ảnh hưởng thẩm mỹ của nụ cười và khuôn mặt khi trẻ thay thế dần các răng sữa bằng răng mới.

Bộ răng sữa không chỉ đem lại nụ cười và thẩm mỹ cho khuôn mặt trẻ, mà còn giúp trẻ thực hiện việc nhai và nghiền nát thức ăn, tham gia tích cực vào bộ máy tiêu hóa. Vì thế, bộ răng sữa nếu được duy trì tốt sẽ giúp trẻ có bộ máy nhai khỏe khoắn, việc tiêu hóa thức ăn dễ dàng. Ngược lại, nếu trẻ nhai kém do sâu răng hoặc mất sớm răng sữa, sẽ dẫn đến việc trẻ biếng ăn và có thể gây suy dinh dưỡng. Tuy là hệ răng sẽ được thay thế, nhưng khi tồn tại, răng sữa có vai trò quan trọng trong việc kích thích sự tăng trưởng của xương hàm giúp phát triển chiều cao cung răng, xương hàm giúp các răng mới sau này mọc lên đúng vị trí.

Trong những trường hợp mất răng sữa sớm, có thể dẫn đến việc mọc răng mới không đúng thời điểm, hoặc răng mọc lên sẽ bị xô lệch, chen chúc do thiếu chỗ. Đây là một trong những nguyên nhân thường gặp của những lệch lạc về răng. Vì tất cả những lý do trên, bộ răng sữa đóng một vai trò quan trọng trong tuổi ấu thơ của trẻ, cần được quan tâm và chăm sóc như bộ răng ở người trưởng thành.
Khe hở răng

Nhiều bậc phụ huynh thường lo lắng khi quan sát thấy những khe hở tự nhiên xuất hiện giữa các răng sữa. Đây chính là những khe hở nguyên thủy, là hiện tượng bình thường trong giai đoạn răng sữa. Ngược lại, những đứa trẻ có các răng sữa mọc khít sát với nhau, không có khe hở giữa các răng thì sau này cung răng sẽ bị thiếu chỗ khi thay răng.

Trong thời kỳ đầu của giai đoạn răng hỗn hợp (thường từ 6 – 9 tuổi), các răng cửa giữa và răng cửa bên mọc lên nhưng răng nanh vẫn chưa mọc. Khi đó, thường xuất hiện khe hở giữa hai răng cửa, các răng cửa đang mọc thường trông “xấu xí”, sắp xếp không đều đặn và có vẻ hơi “xòe” ra.

Tuy nhiên, đây không phải là sự lệch lạc hay chen chúc răng của bé, mà chỉ là một biểu hiện bình thường của các răng cửa trong khi chờ đợi răng nanh mọc xuống. Thường cuối giai đoạn này, khi các răng nanh đã mọc xuống hoàn tất, các răng sẽ tự sắp xếp đều đặn lại mà không cần sự can thiệp của bác sĩ.

Những dấu hiệu về các lệch lạc liên quan đến chỉnh hình răng mặt như hô, móm, răng chen chúc… cũng thường bắt đầu xuất hiện trong giai đoạn này. Nguyên nhân của những bất thường này có thể do di truyền từ gia đình, hoặc do các thói quen xấu như mút tay, cắn bút, thở mũi – miệng…

Các thói quen có hại này cần phải được loại bỏ để không gây những tác hại trầm trọng cho sự phát triển răng mặt của trẻ. Với những bất thường về xương khi đã được bác sĩ khám và dự báo có nguy cơ phát triển thành những lệch lạc răng mặt nghiêm trọng nên được tiến hành điều trị càng sớm càng tốt để có thể đạt được kết quả tốt, hạn chế nhổ răng và điều trị với kinh phí tiết kiệm.

Mẹo giúp trẻ bớt khó chịu khi mọc răng

Chiếc răng đầu tiên bao giờ cũng khiến bé đau nhất, bứt rứt và khó chịu. Vì thế, mẹ hãy tìm cách xoa dịu cơn đau của con bằng những gợi ý sau


>>trị sâu răng cho trẻ
>>nhổ răng sữa sớm có ảnh hưởng gì không
>>có nên hàn răng sâu cho trẻ


Cho con tắm nước ấm

Mẹ chuẩn bị một bồn nước ấm và để bé được ngâm mình trong đó. Nhẹ nhàng mát-xa cho con và thả vào đó vài món đồ chơi dưới nước thú vị. Điều này sẽ giúp bé bình tĩnh lại và phần nào quên những cơn đau khiến bé quấy khóc không ngớt.
Cho bé ngậm núm ti lạnh




Nếu mẹ đang cho bé bú lúc này thì rất có thể bé sẽ chẳng bú được tí sữa nào mà còn cắn rất mạnh làm mẹ đau đớn. Vì thế, mẹ hãy đổ nước lạnh vào bình sữa của con để bé “muốn làm gì thì làm” với núm ti giả đó. Việc ngậm núm ti lạnh đó có thể làm dịu bớt sự khó chịu và những cơn đâu. Mẹ cũng yên tâm là bé sẽ không uống vào quá nhiều nước đâu.
Làm lạnh đồ chơi của bé

Có một số đồ chơi dành riêng cho bé sắp mọc răng. Bố mẹ hãy cho chúng vào tủ lạnh trước khi đưa cho bé cầm vì cái lạnh lúc này có tác dụng như thuốc tê đối với bé. Tuy nhiên, mẹ cần kiểm tra kĩ hướng dẫn sử dụng của những món đồ chơi này, vì có 1 số món được khuyến cáo là không được làm lạnh.
Ướp lạnh khăn

Làm ướt một cái khăn sạch và cho vào tủ lạnh. Lớp vải bông mềm khi bị đông cứng có vẻ thích hợp để chườm cho bé, hoặc để con thoải mái “gặm” giúp con đau mọc răng dịu bớt đi.

Cho vào một chiếc túi lưới 1 phần chuối làm lạnh, hoặc trái cây mềm nào đó để bé gặm. Mùi vị ngọt thơm của trái cây lạnh vừa khiến bé thích thú lại khiến con quên đi sự khó chịu vì những chiếc răng đang cố gắng nhú ra.

Được tạo bởi Blogger.