Hiển thị các bài đăng có nhãn rang-tre-em. Hiển thị tất cả bài đăng

Những bệnh răng miệng phổ biến ở trẻ nhỏ

Vào những giai đoạn phát triển khác nhau của trẻ các bé sẽ có thể mắc phải một số bệnh về răng miệng gây khó chịu và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu hình khuôn mặt cũng như giọng nói của trẻ vì vậy cha mẹ cần chăm sóc cho trẻ thật tốt giúp trẻ phát triển toàn diện mỗi ngày.


>>trám răng cho bé
>>Nha khoa tốt nhất tại quận 6
>>tre em moc rang khi nao

Từ 0 – 6 tháng tuổi

1. Nanh


Đây là trường hợp thường gặp ở 75% trẻ sơ sinh, không phân biệt giới tính

Biểu hiện lâm sàng:

Là những nang nhỏ kích thước 1-3mm, màu trắng, nằm rời rạc hay thành đám trên niêm mạc khẩu cái hay niêm mạc xương hàm. Trẻ mọc nanh có thể không gây ảnh hưởng gì hoặc cũng có thể gây biếng ăn và bỏ bú



Xử trí:

Nếu không ảnh hưởng gì tới ăn uống tự nanh sẽ rụng

Nếu ảnh hưởng tới ăn uống như biếng ăn, bỏ bú thì phải đến các bác sĩ răng hàm mặt để chích nanh

2. Tưa miệng

Triệu chứng

Có những mảng trắng bám như sữa bám vào niêm mạc miệng

Mảng trắng có thể đông đặc toàn bộ niêm mạc miêng và hạ họng

Khi đánh đi lớp nấm dày để lại lớp niêm mạc phía dưới chảy máu

Xử trí

Dùng thuốc kháng nấm Nystattin, mật ong hay glyxerin borat đánh sạch nấm ngày 3-4 lần

– 3 tuổi

mọc răng sữa ở trẻ. Trong giai đoạn này, trẻ cần được bổ sung can xi vì đây là thời kỳ bắt đầu có sự biến động trên xương hàm do mọc răng


Hàm trên:

2 răng cửa giữa: 7 tháng

2 răng cửa bên: 9 tháng

2 răng nanh: 18 tháng

2 răng cối nhỏ: 14 tháng

2 răng cối lớn: 24 tháng

Hàm dưới

2 răng cửa giữa: 6 tháng

2 răng cửa bên: 7 tháng

2 răng nanh: 16 tháng

2 răng cối nhỏ: 12 tháng

2 răng cối lớn: 20 tháng

1.Viêm loét miệng

Lâm sàng:

Bệnh thường xuất hiện sau khi trẻ sốt do bệnh toàn thân như: sởi, thuỷ đậu, sau sốt mọc răng sữa, trẻ vệ sinh răng miệng kém

Các nốt loét to nhỏ, có giả mạc trắng hay vàng, động vào dễ chảy máu

Trẻ bỏ ăn vì đau miệng

Xử trí

Vệ sinh răng miệng hằng ngày sau khi ăn

Cho kháng sinh toàn thân kết hợp

Cho thuốc giảm đau

Bôi thuốc chữa viêm loét

2. Viêm lợi cấp

Thường gặp ở trẻ 6 tháng- 3-4 tuổi xuất hiện sau sốt mọc răng

Lâm sàng:

Trẻ sốt, quấy khóc, bỏ bú, bỏ ăn do lợi đau và viêm tấy, chảy máu lợi, hơi thở hôi.

Tại chỗ: các viền và núm lợi gây viêm tấy đỏ, không bám mềm mại vào cổ răng, động vào dễ chảy máu

Xử trí

Không dùng bột lá cây, dễ gây nhiễm trùng huyết ( vì lợi đang viêm cấp)

Đưa tới bác sĩ RHM điều trị và hướng dẫn chăm sóc

3. Viêm lưỡi bản đồ mãn tính

Nguyên nhân: Thường thấy ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân bệnh có thể do thiếu vitamin B, do dị ứng, di truyền, do có sự xáo trộn của chu kỳ thay thế tế bào lưỡi

Lâm sàng: Trên mặt lưỡi có vùng trơn láng màu đỏ, viền trắng (trên đó là vùng gai lưỡi mất gai). Các mảng loang này thay đổi từ vùng này sang vùng khác. Có thời gian tự mất sau lại xuất hiện.

Xử trí: Chủ yếu vệ sinh răng miệng tốt

Trường hợp viêm loét lưỡi có thể dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ TMH

4. Sâu răng, viêm tuỷ răng và Abse răng

Nguyên nhân

Do sâu răng không được chữa trị kịp thời dẫn đến biến chứng gây viêm tủy răng

Biểu hiện

Sâu men: ( men bị axit phá hủy)

Răng ê buốt nhẹ thoáng qua

Xử trí

đánh răng thuốc có Fluor

5. Sâu ngà

Trẻ bị ê buốt nhiều khi do uống nước nóng lạnh hay khi ăn nhai

Biểu hiện lâm sàng: sâu răng nặng đã lan tới tủy răng. Đau nhức từng cơn tự nhiên kể cả khi không nhai, đau nhiều từng cơn về đêm

Xử trí : chữa tủy răng

6. Viêm cuống răng- abse lợi vùng răng

Đau nhức tự nhiên, liên tục có sưng tấy mủ vùng lợi răng hay sưng tấy mặt bên răng đau

Xử trí
Răng sữa: Với trẻ dưới 6 tháng tuổi sưng tấy lần đầu có thể điều trị kháng sinh và bảo tồn răng. Với trẻ trên 6 tháng tuổi sưng tấy nhiều lần thì phải nhổ răng
Răng vĩnh viễn: cố gắng chữa răng bảo tồn.

Khi răng lung lay làm sao để chắc lại ?

Không quan tâm tới vệ sinh răng miệng chính là một nguyên nhân gây nên tình trạng răng bị lung lay. Khi các mảng bám không được thường xuyên làm sạch, vi khuẩn sẽ tấn công đến tận chân răng và sản sinh tại đó các enzym có khả năng phá huỷ sự liên kết của các biểu mô (nối lợi và răng) và gây ra viêm lợi.



Khi răng của bạn bị lung lay là dấu hiệu của bệnh lý tủy hoặc cũng có thể do viêm nha chu. Trong trường hợp răng bạn vẫn bị triệu chứng cũ, không giảm sau khi điều trị tủy thì có thể do điều trị tủy không tốt hoặc do bệnh thật sự của nó là viêm nha chu. 

Nếu là do điều trị tủy không tốt thì bạn phải điều trị lại, hết viêm, hết nhiễm trùng thì từ từ răng sẽ bớt lung lay. Còn nếu là do viêm nha chu thì tùy mức độ nặng nhẹ, lượng xương tiêu đi nhiều hay ít mà tiên lượng tốt hay không.



Vậy khi răng lung lay làm sao để chắc lại như bình thường?

Nếu xương xung quanh răng còn nhiều thì có khả năng răng cứng lại sau khi đã cạo vôi và xử lý mặt chân răng. Còn trong trường hợp xương bao quanh để giữ răng bị tiêu quá nhiều, chỉ còn 1 chút xíu giữ răng thì e rằng răng này phải nhổ. Tốt nhất, bạn nên đến bệnh viện hoặc các phòng khám khác để tham khảo ý kiến tư vấn trực tiếp của bác sĩ.

 Răng chúng ta không phải là lúc nào cũng cố định, cứng ngắc mà luôn có độ di động nhẹ để đáp ứng tốt hơn với lực tác động lên nó. Vì vậy, để phân biệt lung lay răng sinh lý và lung lay bệnh lý phải do bác sĩ xác định mới được.

Thậm chí một số trường hợp răng đang lấy tủy có thể hơi lung lay nhiều hơn 1 chút, nhưng lấy tủy xong thì đa phần là chắc lại như trước. Bạn nên quay lại bác sĩ khám lại xem độ lung lay này của răng là có bình thường không hay là có nguyên nhân nào.

Răng nếu không có vấn đề gì thì bọc mão răng sứ bình thường, nhưng nếu có vấn đề gì đó thì phải chữa trước cho xong rồi bạn hãy bọc răng sứ, kẻo sau này lại phải cắt bỏ làm lại. Nếu như bạn có bất kỳ nhu cầu tư vấn nào về khi răng lung lay làm sao để chắc lại, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được các bác sĩ hàng đầu giải đáp.

Trẻ mọc răng nên cho ăn gì?

Mọc răng là sự kiện quan trọng trong cuộc đời bé, được các mẹ đặc biệt quan tâm và lo lắng.



Các bà mẹ cần chú ý đặc biệt tới chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn này. Một số thực phẩm như khoai tây nghiền, lòng đỏ trứng hay cháo ngũ cốc là những loại thức ăn rất tốt cho trẻ.

Khi trẻ ở giai đoạn bắt đầu ăn dặm cũng là lúc trẻ mọc những chiếc răng đầu tiên, nếu bé biếng ăn, chỉ cần cho bú mẹ là đủ, có thể cho ăn cháo xay nhuyễn trộn lẫn sữa nếu mẹ thiếu sữa.


Lúc mọc răng, trẻ thường hay ngứa lợi, vì vậy, trẻ thường hay cho bất kì vật gì vào miệng để cắn, bà mẹ nên cắt các loại rau củ quả như cà rốt, củ đậu, bí xanh... thành hình khối khác nhau cho trẻ chơi và nếu trẻ muốn cho vào miệng để cắn thì những đồ chơi này không ảnh hưởng đến răng của bé.

Khi trẻ đã mọc răng hàm thì bà mẹ không nên cứ xay nhuyễn thức ăn mà nên băm, thái nhỏ để bé tập nhai, nên thường xuyên thay đổi món ăn để răng của trẻ quen với các thức ăn mới. Lúc này, trẻ sẽ rất hào hứng với việc người lớn đút cho trẻ ăn bằng cả thìa. Đây là thời kỳ người lớn cần tăng cường những thức ăn rắn cho trẻ, chẳng hạn như bánh mì mềm, cơm, rau, thịt...

Tập cho bé biết nhai là vô cùng quan trọng, khi biết nhai, trẻ sẽ ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau, trẻ sẽ ít mắc chứng biếng ăn do chỉ cho ăn một thức ăn xay nhuyễn, động tác nhai giúp trẻ tiết nước bọt nhiều hơn, nước bọt chính là men tiêu hoá chất bột đường giúp trẻ ăn ngon miệng. 

Một điều quan trọng là động tác nhai giúp phát triển xương hàm của trẻ, sau này cung hàm không bị hẹp để khi thay răng, trẻ không bị răng mọc lệch.


Những vấn đề liên quan đến tình trạng răng chuột

Răng chuột là những chiếc răng có hình dạng nhỏ và nhọn giống như răng của chuột. Vì thế, người ta thường gọi những chiếc răng này là răng chuột. Vị trí phổ biến nhất của răng chuột thường là răng cửa bên của hàm trên. Ở những vị trí khác thường ít có răng chuột.



Răng chuột và đặc điểm cơ bản

Răng chuột có thể khiến cho thẩm mỹ của khuôn răng bị phá hỏng. Những chiếc răng này không khó để nhận diện và tưởng như không có gì bất thường nhưng thực tế lại không phải như vậy. Xin cung cấp đến bạn những thông tin đầy đủ về răng chuột và cách xử lý hiệu quả nhất để tham khảo.


Răng này có hình thể nhỏ và nhọn hơn nhiều so với các răng bình thường. Thế mọc cũng không thẳng mà bị xoay, tạo khe hở với các răng bên cạnh.

Đặc điểm bất thường nhất của răng chuột là ở kích cỡ buồng tủy. Buồng tủy của răng chuột thường nhỏ hơn buồng tủy của các răng bình thường. Đôi khi răng chuột bị can ngà bít hết ống tủy nên gần như không có ống tủy.

Đó là đặc điểm khiến cho răng chuột kém bền chắc hơn và không được nuôi dưỡng hàng ngày.

Cách khắc phục “răng chuột”

Có 2 cách để khắc phục tình trạng “răng chuột” là làm mặt dán sứ và bọc răng sứ.

Làm mặt dán sứ là phương pháp dùng một mặt sứ để gắn vào mặt trước của răng chuột nhằm che đi chiếc răng nhỏ này. Phương pháp này chỉ có thể che từ phía trước, các mặt khác của răng vẫn còn bị lộ ra ngoài. Do đó, phương pháp này chỉ có ý nghĩa về mặt thẩm mỹ.

Chụp răng sứ là phương pháp dùng một thân răng sứ mới có hình thể giống với hình thể của răng thật tại vị trí của răng chuột để chụp lên răng chuột. Thân răng sứ sẽ che được toàn bộ thân răng chuột ở tất cả các mặt răng nên đảm bảo tính thẩm mỹ cao sau phục hình. Ngoài ra, thân răng sứ cũng rất cứng chắc nên có thể giúp thực hiện tốt chức năng ăn nhai giống như răng thật. Với bọc răng chuột, quá trình sẽ nhẹ nhàng hơn các ca phục hình khác vì bản thân răng chuột đã nhỏ nên tỷ lệ mài cùi để tạo hình làm điểm tựa cho răng sứ là không đáng kể.

Để phục hình răng chuột hiệu quả nhất, dù làm mặt dán hay bọc răng sứ đều có thể ứng dụng công nghệ Răng sứ Cercon HT 3 chiều để hiện đại. Dựa trên những ưu điểm nổi bật của công nghệ mà các chuyên gia phục hình tại Nha khoa Quốc Tế đã thực hiện tiếp nhận chuyển giao độc quyền công nghệ này từ Bệnh viện nha khoa danh tiếng Hàn Quốc. Chính các bác sỹ thuộc đã nghiên cứu và sáng chế thành công công nghệ này nhằm tạo ra những giá trị vượt trội hơn cho phục hình răng thẩm mỹ hiện đại.

Khi phục hình tái tạo lại răng chuột bằng công nghệ Răng sứ Cercon HT 3 chiều, răng có thể đạt được cùng lúc 4 ưu điểm sau đây:

– Khôi phục lại răng trùng khớp với răng thật trên tất cả các phương diện từ kích cỡ, tỷ lệ và các gờ rãnh trên thân răng

– Màu răng đẹp trắng sáng, hài hòa với màu răng thật, có độ trong và bóng tự nhiên giống với răng thật, loại trừ được các tình huống mà các kỹ thuật khác dễ mắc phải như bị đục, bị đen viên, hở kẽ,…

– Răng bền chắc, ăn nhai đảm bảo, không dễ bị vỡ mẻ, lại có tính chống mòn, chống bám cao.

– Thời gian phục hình được rút ngắn tối đa nhờ sử dụng hệ thống máy móc phục hình tối ưu, không sai sót. Răng duy trì được dài lâu nhất trên cung hàm.

Được tạo bởi Blogger.