Hiển thị các bài đăng có nhãn boc-rang-sau. Hiển thị tất cả bài đăng

Trẻ bị sâu răng phải làm sao? Bệnh sâu răng ở trẻ nhỏ: Nguyên nhân và hướng điều trị cho trẻ

Những chiếc răng sâu xấu xí thường khiến con bạn đau nhức hoặc gây khó dễ trong việc nuốt thức ăn. Dưới đây là những hiểu biết xoay quanh vấn đề sâu răng ở trẻ mà bạn cần lưu ý.

>> chi phí phẫu thuật răng vẩu

Vì sao trẻ bị sâu răng ?

Sâu răng là một bệnh do hậu quả của tổng hợp các yếu tố nguy cơ như: Độ cứng của men và ngà răng không cao, ít nước bọt hoặc ít các thành phần bảo vệ tổ chức cứng của răng trong nước bọt. Chế độ ăn uống nhiều đường, tinh bột, hydratcarbon. Bề mặt răng dễ bị lưu mắc thức ăn, vệ sinh răng miệng không tốt làm tăng mật độ và số lượng vi khuẩn gây sâu răng…

Triệu chứng ban đầu là răng đổi màu, lúc này người bệnh chưa cảm thấy gì, lỗ sâu răng chưa có và kích thích do thức ăn nóng, lạnh chưa xảy ra.


Một thời gian sau, răng biến đổi sang màu nâu hoặc màu đen. Lỗ sâu ở răng xuất hiện, trẻ cảm thấy khó chịu khi thức ăn giắt vào lỗ sâu, cảm thấy buốt khi ăn thức ăn nóng, lạnh, đau do thức ăn nóng giắt vào.

Nếu lỗ sâu tiếp tục bị sâu thì phần đáy lỗ bị bong calcium và mềm hoá, nhiễm vào tầng sâu của răng, làm cho bệnh nặng hơn. Khi răng đau kéo dài, hoặc mức độ đau gia tăng thì rất có thể tuỷ răng đã bị viêm.

Đường là nguyên nhân lớn nhất gây ra sâu răng. Thức ăn là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn bám vào đó sinh sôi nảy nở, nhất là ăn nhiều đường, ăn đồ ngọt, không đánh răng trước khi đi ngủ. Các gợn thức ăn còn bám vào các kẽ răng, nếu không đánh răng thường xuyên hoặc không lấy cao răng định kỳ cũng sẽ làm môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển.

Điều trị sâu răng ở trẻ nhỏ như thế nào?

Dùng thuốc điều trị cho những trường hợp mới chớm sâu, chưa hình thành lỗ. Thuốc dùng thường là chấm vào chỗ bị sâu, đây là dung dịch có tính sát khuẩn. Phương pháp này chỉ dùng cho những chỗ sâu của răng nghiền phía sau vì dễ gây đổi màu men răng.

Biện pháp nạo bỏ phần răng bị sâu, áp dụng cho mọi lỗ sâu răng, nhất là lỗ sâu rộng, nhằm ngăn chặn sự phát triển tiếp theo của răng sâu.

Biện pháp tái khoáng phần bị sâu, dùng dung dịch gồm các chất cacium, phosphate, florinê đổ vào nơi răng bị sâu. Phương pháp này áp dụng cho trường hợp răng mới chớm sâu, có khả năng thu hẹp vùng có màu trắng vôi hoặc vùng đó ngừng phát triển. Đây là phương pháp tái khoáng đơn giản, hiệu quả, không đau và an toàn.


Hàn vá lỗ sâu là phương pháp thường nhật để chữa sâu răng, áp dụng đối với răng có khả năng định vị sau khi bị sâu. Khi hàn vá sử dụng chất liệu hàn vá vào chỗ khuyết của răng, khôi phục tính năng của răng, nhằm giữ được thẩm mỹ và chức năng cho hàm răng.

Răng bị mẻ phải làm sao khi không thể trám?

(Câu hỏi khách hàng) Cháu có một chiếc răng cối bị sâu. Nó là răng số 7 nên cháu rất sợ phải nhổ đi. Mà bây giờ lỗ sâu lại quá to, răng cháu bị sứt ra một mảng lớn trên bề mặt và ăn cả vào góc 1/4 răng nữa. Cháu có đi khám qua thì được biết là răng này không thể chữa bằng cách trám lại được dù chân răng còn tốt. Bác sỹ có thể tư vấn cho cháu răng bị mẻ phải làm sao trong trường hợp này không? Nếu có thì quy trình ra sao ạ? Cháu cảm ơn ạ!



Trường hợp của bạn do răng bị sâu nặng mà mẻ một vết lớn không thể phục hình lại bằng phương pháp hàn trám thông thường. Nếu muốn bảo tồn răng này, bạn cần sớm đến trung tâm tiến hành bọc sứ cho răng.

Bọc răng sứ là kỹ thuật hiện đại và thẩm mỹ sử dụng một mão sứ chụp lên trên phần răng thật cho phép tái tạo răng theo hình dáng tự nhiên, chuẩn xác đến từng gờ rãnh. Đồng thời chất liệu để làm mão sứ bọc chụp răng thông thường đều có độ bền, độ chịu lực trung bình cao hơn nhiều lần so với răng thật. Bạn có thể yên tâm răng sau khi chụp sứ sẽ đẹp tự nhiên đồng thời đảm bảo chức năng ăn nhai.


Do răng sâu của bạn là răng cối có nhiệm vụ ăn nhai chủ yếu nên bạn cần cân nhắc đến những dòng sứ có độ bền chắc cao đặc biệt như dòng răng toàn sứ Cercon HT, Cercin Zirconia. Những loại răng sứ được chế tạo từ khối sứ nguyên chất này độ chịu lực trung bình từ 360Mpa trở lên tức là gấp ít nhất 4 lần răng thật.

So với việc hàn trám lại răng thì răng bọc sứ không chỉ đạt độ thẩm mỹ cao hơn mà cũng bảo vệ răng tốt hơn khỏi sự tấn công của vi khuẩn cũng như các tác động khác, tránh xảy ra trường hợp tái sâu răng.


Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến việc răng bị mẻ phải làm sao để phục hình khi không thể hàn trám hoặc các vấn đề liên quan đến chỉnh hình răng, bạn có thể liên hệ cho Nha Khoa KIM để được tư vấn miễn phí.

Trám răng bị sâu khác gì trám răng thường?

Trám răng sâu thường được áp dụng trong trường hợp răng bị sâu ở mức độ nặng khi đã tạo thành lỗ sâu trên thân răng và bề mặt nhai nhằm tái tạo lại hình dáng ban đầu cho răng cũng như trám bít hạn chế vi khuẩn gây sâu răng phát triển. Trong khi đó, trám răng thẩm mỹ lại là giải pháp hiệu quả trong các trường hợp răng bị vỡ, mẻ, răng bị mòn men hoặc răng xỉn màu mà không thể tẩy trắng theo phương pháp thông thường.



Trong nha khoa thì hàn trám được coi là một trong những kỹ thuật phổ biến nhất nhằm khắc phục tình trạng răng sâu, răng chấn thương hoặc đem lại tính thẩm mỹ cho hàm răng xỉn màu. Vậy trám răng bị sâu khác gì so với trám răng thẩm mỹ và các phương pháp này thường được áp dụng khi nào. Một số thông tin dưới đây hy vọng có thể giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn một phương phám trám khi bị sâu răng phù hợp.



Nếu như trám răng thẩm mỹ thường sử dụng vật liệu trám composite bởi màu sắc tự nhiên như răng thật thì trám răng sâu có thể áp dụng cả chất liệu composite lẫn amalgam. Amalgam thường được sử dụng để trám răng hàm do có độ chịu lực và chịu mòn khá tốt nên không bị bong tróc khi tác động bởi lực nhai mạnh so với composite.
Trám răng bị sâu khác gì trám răng thường?

Về cơ bản, trám răng bị sâu quy trình cũng tương tự như trám răng thẩm mỹ, tuy nhiên trước khi tiến hành trám, vùng răng bị sâu sẽ được làm sạch tức là nạo sạch vết sâu để ngăn mầm mống vi khuẩn phát triển trở lại.

Quy trình trám răng thường được tiến hành trước tiên với thao tác làm sạch vết sâu bằng một dụng cụ nha khoa chuyên dụng. Tiếp theo, bề mặt men răng ở vùng đáy lỗ sâu được làm sạch bằng một loại dung dịch acid gọi là etchant hay etching nhằm duy trì một bề mặt nhám ở mức độ hiển vi và một bề mặt đủ ẩm ở toàn bộ bề mặt đáy vùng nhận chất hàn. Chất trám composite được gắn dính vào men và ngà răng nhờ kỹ thuật dán qua trung gian một lớp keo dán gọi là ponding.

Composite nha khoa được đưa và từng lớp một cách từ từ để tái tạo vùng khuyết của mô răng, các lớp composite sau sẽ cứng lại và kết dính với lớp composite trước bằng phản ứng polimer hóa từ các hạt monomer dưới tác dụng của ánh sáng Halogen gọi là phản ứng quang trùng hợp trong vòng 20-40 giây.

Đối với chất liệu amalgam thì thao tác trám trước tiên nha sĩ dùng mũi khoan lấy sạch phần răng sâu và trám một lớp bảo vệ lên trên. Tiếp theo, vật liệu amalgam sẽ được trộn đều, sau đó đưa vào xoang trám đã chuẩn bị. Miếng trám amalgam phải sau 24 giờ mới đạt được đến độ cứng ổn định của nó, vì vậy, bệnh nhân không được nhai thức ăn ngay sau khi trám xong.

Amalgam và composite là các vật liệu trám còn mềm khi mới đưa vào răng, sau đó mới cứng lại, vì vậy nên thích hợp với các xoang trám không lớn. Khi răng bị sâu quá nhiều, phần răng không sâu còn lại ít thì nha sĩ có thể sẽ gắn vào răng một miếng trám đã được đúc cứng sẵn. Kĩ thuật trám răng bị sâu gián tiếp hay còn gọi là Inlay hoặc Onlay, bác sĩ nha khoa sẽ tạo xoang trám trong chiếc răng của bệnh nhân, đúc miếng trám ở bên ngoài rồi mới trực tiếp gắn trở lại trên răng.

Hàn trám răng đòi hỏi bác sỹ cần có tay nghề cao với một công nghệ hiện đại nếu không sẽ khiến vật liệu khó bền trên răng và không đúng tạo hình như mong muốn. Le.Max được coi là giải pháp trám răng tiên tiến nhất hiện nay. Với công nghệ mới, quy trình hàn trám được rút ngắn thời gian tối đa, hạn chế xâm lấn đến răng, không gây ê buốt hoặc đau nhức trong và sau quá trình trám. Le.Max giúp tạo ra các chân bám cho chất liệu tại vị trí cố định trên mô răng, không bị co kéo hay kích thích nóng lạnh, tránh tình trạng khoang rỗng sau khi đông cứng chất trám làm bật chân bám gây bong chất liệu.

Tự nhiên bị mẻ răng có sao không, khắc phục thế nào hiệu quả?

Trong điều kiện bình thường, không bị các tác động về lực thì với độ cứng chắc của răng thật sẽ không bị mẻ răng. Nhưng nếu tự nhiên răng bị mẻ thì có thể nảy sinh do nền răng không khỏe hoặc có bệnh lý mới phát sinh.



Tự nhiên bị mẻ răng có sao không, khắc phục thế nào hiệu quả?

Nguyên nhân của tình trạng này chỉ có thể được xác định chính xác sau khi bạn được thăm khám kỹ lưỡng bằng các biện pháp chuyên khoa do bác sỹ thực hiện. Tuy nhiên, bạn không nên lo lắng, răng yếu có thể phản ánh cơ thể thiếu canxi, nhất là trong thời kỳ răng mọc.


Khi biết nguyên nhân, bác sỹ sẽ cho bạn lời khuyên chính xác mẻ răng có sao không và hướng điều trị từ bên trong để ngăn tình trạng răng tự nhiên bị mẻ cho các răng còn nguyên vẹn.

Riêng với những chiếc răng đã mẻ ở mức độ nhẹ rìa răng, bạn có thể khôi phục lại bằng cách trám răng.

Trám răng là cách dùng vật liệu trám răng nhân tạo có màu cùng với màu răng để bổ sung và phần men răng đã bị khuyết thiếu. Đây là cách khôi phục răng mẻ nhanh chóng nhất và khá thẩm mỹ.

Tuy nhiên tốt nhất nên trám răng bằng công nghệ Laser hiện đại. Vì để miếng trám ở rìa răng đảm bảo bền chắc không hề đơn giản. Nhưng nếu ứng dụng công nghệ trám răng này bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Miếng trám răng mẻ sẻ bám chắc trên răng, không dễ bị bung bật vỡ mẻ.

Những lưu ý khi hàn răng cửa bị mẻ bạn nên biết

Hàn răng cửa bị mẻ được coi là biện pháp tối ưu cho răng mẻ, tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng phương pháp hàn trám được. Vì vậy cần phải đến trung tâm nha khoa uy tín để được các bác sĩ nha khoa thăm khám.



Hàn răng thẩm mỹ chỉ thích hợp cho những trường hợp răng bị sứt mẻ nhẹ. Và vật liệu thích hợp để trám răng cửa phải kể đến vật liệu composite, bởi vật liệu này có màu sắc rất giống với răng thật nên được nhiều người lựa chọn. Trường hợp răng mẻ lớn thì nên tính đến giải pháp khác để phục hình, không nên hàn lại vì miếng hàn cũ dù đẹp đến mấy thì nguy cơ bị bật ra khỏi răng cũng rất cao.


Cần chọn chất liệu hàn răng mang tính thẩm mỹ cao
Đối với răng cửa thì việc lựa chọn một vật liệu trám mang tính thẩm mỹ là cần thiết. Trong số các loại chất liệu có thể sử dụng để hàn răng cửa, composite được đánh giá là chất liệu thích hợp để phục hồi răng thẩm mỹ nhờ những đặc tính riêng của loại chất liệu này. Composite có màu giống như màu răng nên khi hàn trên răng sẽ không bị nhận ra mối hàn. Điều này thỏa mãn được yêu cầu rất tốt đối với việc phục hình răng cửa phía trước.

Đặc biệt khi được hàn trám bằng công nghệ Laser Tech bạn sẽ không còn phải lo lắng về sứt răng cửa có hàn được không và chất lượng phục hình răng. Đây là công nghệ hàn trám tân tiến của Pháp, đảm bảo đem lại cho bạn kết quả hàn trám như ý mà vẫn tiết kiệm được tiền bạc.

– Công nghệ khắc phục được tất cả những nhược điểm thường gặp ở kỹ thuật trám thông thường như khoang rỗng, bong bật chất liệu trám.

– Vết trám tồn tại lâu bền, khi đông cứng không bị cong vênh hay dễ bị bong rơi

– Công nghệ hàn trám an toàn với răng và cơ thể, đảm bảo ăn nhai một cách bình thường mà không có biến chứng xảy ra.


Trên đây là những điều chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn về những lưu ý khi hàn răng cửa bị mẻ bạn nên biết. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào mời bạn liên hệ ngay đến nha khoa KIM, chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho bạn nhanh nhất.

Top 7 cách chữa đau nhức răng nhanh nhất

Đau nhức do răng sâu mang đến cho bạn cảm giác cực kỳ khó chịu và muốn tìm cách chữa đau nhức răng hiệu quả ngay tại nhà chỉ trong thời gian ngắn. Để giúp bạn không mất quá nhiều thời gian tìm kiếm, dưới đây là 7 cách chữa đau nhức răng dân gian đơn giản có thể làm tại nhà bạn nên tham khảo. Hãy áp dụng ngay để thấy hiệu quả đem lại thật bất ngờ!


>> Trị sâu răng có đau không
>> Chữa sâu răng bao nhiêu tiền
>> Chữa sâu răng ở đâu tốt

1/ Nước muối

Muối là nguyên liệu vừa rẻ tiền lại rất quen thuộc với mỗi chúng ta. Rất nhiều người đã sử dụng nước muối pha loãng để súc miệng mỗi buổi sáng và tối trước khi đi ngủ để diệt khuẩn, khử mùi hôi miệng.

Nếu như bạn bị đau nhức răng thì cũng có thể áp dụng súc miệng nước muối pha loãng để có thể giảm đau, lưu ý nên ngậm khoảng 1-2 phút rồi nhổ bỏ. Liên tục thực hiện cách chữa đau răng bằng nước muối này để làm giảm những cơn đau răng.


2/ Lá lốt

Lá lốt là một nguyên liệu cực kỳ gần gũi với mỗi chúng ta. Hơn thế, rễ lá lốt có thể mang lại tác dụng giảm đau răng rất đặc biệt nhờ có tính sát khuẩn, kháng viêm cực tốt.

Cách thực hiện rất dễ dàng, bạn chỉ cần lấy rễ lá lốt rửa sạch, để ráo và rắc thêm vài hạt muối vào rồi giã nát ra.Sau đó vắt lấy nước cốt và dùng tăm bông chấm nước này vào răng đau. Cắn giữ tăm bông trong vòng 2 – 3 phút rồi súc miệng lại bằng nước muối loãng. Thực hiện cách chữa đau nhức răng hiệu quả này mỗi ngày để kiểm soát cơn đau sâu răng và tình trạng sưng nề.

3/ Vỏ xoài

Nhiều người sẽ cảm thấy bất ngờ khi vỏ xoài cũng có thể chữa khỏi đau nhức răng. Trên thực tế vỏ xoài có mang tính hàn, có công dụng rất tốt trong việc cầm máu, lợi tiểu và đặc biệt là chữa nhức răng bằng vỏ xoài.

Thật đơn giản, bạn chỉ cần đem đun 3 miếng vỏ xoài to bằng bàn tay cạo bỏ bớt vỏ bên ngoài rồi sắc với 3 bát nước lọc cho đến khi chỉ còn 2 bát, đem lọc rồi đổ vào chai rượu đã chuẩn bị sẵn. Mỗi lần chỉ cần lấy 1 chén để ngậm và súc miệng bạn sẽ thấy hiệu quả chữa đau răng bất ngờ.

4/ Ddầu ô-liu và đinh hương

Dầu ô liu là nguyên liệu có rất nhiều công dụng không thể kể hết, còn đinh hương là một nguyên liệu rất phổ biến được chế biến trong các món ăn của người Ấn Độ, bên cạnh đó đinh hương còn là cách chữa đau răng rất hiệu nghiệm, bởi trong nó tinh chất gây tê rất mạnh.

Cách chữa đau nhức răng bằng 2 nguyên liệu này rất đơn giản, bạn hãy trộn hỗn hợp dầu đinh hương và ô liu theo tỷ lệ 2:1 để xát lên chỗ răng đau và nướu sưng, viêm (nếu có). Làm như vậy hàng ngày, bạn sẽ cảm thấy cơn đau nhức răng dịu đi rất nhiều, đây là cách chữa đau răng hiệu quả mà bạn nên áp dụng.

5/ Dùng tiêu đen và húng quế

Hạt tiêu đen và húng quế là 2 nguyên liệu chứa thành phần kháng sinh tự nhiên nên có tác dụng giảm đau răng rất tốt. Ngoài ra, húng quế còn giúp cho hơi thở của bạn đỡ mùi khó chịu hơn nếu biết cách sử dụng đấy nhé.

Cách chữa đau nhức răng hiệu quả này được thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy 1 lượng nhỏ tiêu đen và vài lá húng quế đem nghiền nhỏ rồi trộn với nhau để tạo thành hỗn hợp bột sền sệt, hãy lấy hỗn hợp đó để đắp lên chỗ răng đau bạn sẽ thấy hiệu quả ngay tức thì.

6/ Gừng tươi

Gừng tươi là cách chữa nhức răng hiệu quả rất tốt. Gừng tươi có tính kháng viêm và sát khuẩn mạnh nên có thể dùng để chữa nhức răng cho hiệu quả nhanh. Cách dùng gừng có thể là trực tiếp bằng miếng cắt lát mỏng hoặc giã nhỏ trộng thêm chút muối để đắp lên răng đều có tác dụng như nhau.

7/ Cách chữa nhức răng hiệu quả triệt để, an toàn

Nếu như tình trạng răng của bạn đau nhức kéo dài, thì cách tốt nhất là nên đến địa chỉ nha khoa uy tín để được các bác sĩ thăm khám và đưa ra hướng giải quyết thích hợp nhất cho tình trạng bệnh lý răng miệng của bạn.

Tại sao trẻ hay bị sâu răng?

Những chiếc răng sâu xấu xí thường khiến con bạn đau nhức hoặc gây khó dễ trong việc nuốt thức ăn. Dưới đây là những hiểu biết xoay quanh vấn đề sâu răng ở trẻ mà bạn cần lưu ý.


Triệu chứng ban đầu của sâu răng là răng đổi màu, lúc này người bệnh chưa cảm thấy gì, lỗ sâu răng chưa có và kích thích do thức ăn nóng, lạnh chưa xảy ra.
Một thời gian sau, răng biến đổi sang màu nâu hoặc màu đen. Lỗ sâu ở răng xuất hiện, trẻ cảm thấy khó chịu khi thức ăn giắt vào lỗ sâu, cảm thấy buốt khi ăn thức ăn nóng, lạnh, đau do thức ăn nóng giắt vào.


Đường là nguyên nhân lớn nhất gây ra sâu răng. Thức ăn là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn bám vào đó sinh sôi nảy nở, nhất là ăn nhiều đường, ăn đồ ngọt, không đánh răng trước khi đi ngủ. Các gợn thức ăn còn bám vào các kẽ răng, nếu không đánh răng thường xuyên hoặc không lấy cao răng định kỳ cũng sẽ làm môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển.

Khi đó các vi khuẩn trong miệng sẽ sản sinh và tiết ra chất hữu cơ, plyore, enzyme thuỷ phân chất lòng trắng trứng (một thành phần trong nước miếng), những chất đó có thể hoà tan chất hữu cơ và phân huỷ chất vô cơ của kết cấu răng. Các vi khuẩn này bám vào răng hình thành các đốm khuẩn, đến lượt các đốm khuẩn này phát triển tấn công răng.

Nếu phát hiện trẻ bị sâu răng, phụ huynh cần đưa trẻ đi tới các trung tâm nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị. Tốt nhất là nên khám răng định kỳ cho trẻ 6 tháng một lần để phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng của trẻ.Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất.

Trồng răng giả bị đau là do đâu?

Câu hỏi: Chào bác sĩ, Em mới trồng răng sứ gần 1 năm. Không biết tại sao một tuần nay thấy đau nhức 5 cái răng sứ. Em sờ vào bên trong thấy bị hở một tí. Và mặt em hơi bị sưng lên một tí. Hôm nay em có đi khám bác sĩ chỉ cho uống thuốc giảm đau và nói khi nào hết đau rồi mới xem như thế nào, mới tháo ra được và nói là cần phải phẫu thuật gây mê. Chân thành cám ơn bác sĩ.

Nha khoa nào tốt tại quận Thủ Đức (http://chamsocrangtreem.vn/nha-khoa-tot-nhat-tai-quan-thu-duc/)

Trả lời:

Chào em, vấn đề Trồng răng giả bị đau sẽ được bác sĩ giải đáp dưới đây

Nếu chúng tôi không nhầm thì lần này, em cũng đang nhắc lại về cầu 5 răng sứ được thực hiện để trồng lại cho 3 răng hàm đã bị mất.

Nếu đúng là như vậy thì sẽ dễ dàng hơn cho chúng tôi trong vấn đề hình dung và chẩn đoán sơ bộ tình trạng cũng như nguyên nhân vì sao em lại bị đau nhức sau gần 1 năm sử dụng.

Răng sứ sau khi làm bị đau vì những nguyên nhâu chủ yếu sau:

– Kỹ thuật mài cùi răng của bác sĩ không tốt. Có thể mài quá nhiều làm ảnh hưởng đến tủy răng.

– Phục hình răng không tốt. Có thể tạo khớp cắn của răng sứ với răng thật (răng đối diện) không chính xác. Khi khớp bị cộm sẽ gây tổn hại cho cả răng sứ và răng thật.

– Trong trường hợp điều trị tủy răng, tủy răng có thể điều trị không tốt, sau một thời gian có thể đau tái phát lại.

Trường hợp cụ thể của em lần này, chúng tôi nghĩ rằng là do cầu răng em thực hiện quá dài. Em bị mất 3 răng mà thực hiện cầu 5 răng sứ thì như vậy chỉ có 2 răng làm trụ. 2 răng làm trụ cho một cầu 5 răng thì lâu dài trụ răng sẽ không chịu được – đặc biệt là cầu răng thực hiện cho răng hàm sẽ có lực ăn nhai thường xuyên rất lớn – có thể sẽ bị gẫy hoặc ít cũng sẽ bị lực ăn nhai làm chấn động tủy răng, gây đau nhức – như trường hợp em đang gặp phải.



– Khi tủy răng đã bị chấn động dẫn đến đau nhức, thậm chí là làm cho vùng mặt có răng bị tổn thương sưng lên thì không thể điều trị bằng thuốc được. Mà phải được điều trị trực tiếp trên răng đang bị tổn thương. Cụ thể trong trường hợp này là điều trị tủy răng.

Đối với mão răng sứ, nếu bác sỹ điều trị cẩn thận và nhiều kinh nghiệm thì vẫn có thể giữ nguyên mão răng sứ để điều trị tủy răng. Mão răng sứ trong trường hợp này được coi như một lớp men răng đặc biệt, và bác sỹ vẫn có thể thao tác để điều trị tủy răng, như đối với răng thật.

Trong trường hợp cần thiết phải tháo mão răng sứ ra thì chỉ cần gây tê tại chỗ tại vùng răng trụ. Thậm chí chỉ cần một liều thuốc tê rất nhỏ, nếu thực hiện gây tê đúng kỹ thuật, thì bác sỹ vẫn có thể gỡ răng ra được mà không làm cho bệnh nhân bị đau nhức.

Nhấn mạnh điều này, chúng tôi khẳng định rằng việc tháo gỡ răng sứ ra hoàn toàn không phải gây mê hay phẫu thuật gì cả!

– Trường hợp của em, trồng răng giả bị đau theo chúng tôi thì nên tháo bỏ răng sứ cũ ra, điều trị thật kỹ càng tủy răng và làm lại răng sứ mới vì hai lý do:

+ Răng sứ cũ xấu.

+ Hai trụ cho cầu 5 răng về lâu dài sẽ không đảm bảo. Cần phải mài thêm răng để tăng cường thêm trụ cho cầu răng.

Em hãy bình tĩnh và tìm đến một trung tâm nha khoa uy tín để được khám và tư vấn cụ thể và chính xác hơn nhé.

Được tạo bởi Blogger.