Hiển thị các bài đăng có nhãn nho-rang-an-toan. Hiển thị tất cả bài đăng

Kiêng ăn gì để vết thương nhanh khỏi sau khi nhổ răng?


Nhổ răng khôn nên ăn gì và kiêng ăn gì? Đây là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân thường quan tâm sau khi nhổ răng khôn do vết thương chưa lành và khá đau nên rất cần bác sĩ tư vấn thực phẩm tốt trong giai đoạn này. Bài viết sau đây sẽ gợi ý thực đơn giúp cho bạn trong giai đoạn này.



***Tìm hiểu thêm
>>Nhổ răng khôn an toàn: http://nhorangkhon.net/<<
>>Nhổ răng xong nên ăn gì: http://nhorangkhon.net/nho-rang-xong-nen-an-gi/



Nên ăn gì khi phải đến nha sĩ để "xử lý" những chiếc răng có vấn đề? Hẳn nhiều người sẽ nói, đã mang răng đến nha sĩ thì còn lòng dạ nào tính đến chuyện ăn uống. Không hẳn thế, chế độ dinh dưỡng trong lúc đang đau răng, viêm nướu, hay trong những ngày làm răng nếu hợp lý sẽ giúp bạn mau lành và ít phải uống thuốc.


nhổ răng khôn kiêng ăn gì
nhổ răng khôn kiêng ăn gì?

Người đau răng nói chung cần:

- Giảm đau, để có thể mỉm cười trên đường tái khám vì bạn sẽ phải đến nha sĩ không chỉ một lần.

- Kháng viêm nhằm có thể ăn uống chút đỉnh trong lúc mất sức.

- Chống bội nhiễm để khỏi phải dùng thuốc kháng sinh khi đã đủ khổ vì đau răng.

Thường không dễ đáp ứng cả ba yêu cầu kể trên nếu chỉ trông cậy vào thuốc vì người bệnh vốn đã đau nhiều trước khi đến nha sĩ, sau đó lại căng thẳng vì bị nạo, trám, nhổ... Chế độ dinh dưỡng với chiến thuật “nhu chế cương” chính là biện pháp để cả bệnh nhân lẫn nha sĩ sớm thở phào nhẹ nhõm.

Thực phẩm nên dùng:

Chọn ly nước ép dâu tây sau khi đến nha sĩ. Trong dâu có hoạt chất trợ lực cho thuốc giảm đau với công năng tương tự aspirin.

Ăn bát cháo với nấm đông cô bởi hoạt chất trong nấm này giúp ức chế sự viêm tấy sau khi làm răng.

Uống sữa đậu nành vài lần trong ngày để mượn chất vôi trong sữa giúp máu chóng đông. Đạm lecithin trong đậu nành còn giúp làm lành vết thương.

Ăn khoai lang để cung cấp tiền sinh tố A - chất cần thiết cho tiến tình phục hồi của răng, nướu và niêm mạc miệng.

Ăn sữa chua không đường chứa vi sinh acidobacillus để yểm trợ tác dụng của kháng sinh.

Thực phẩm nên tránh:

Giảm tối đa các món ngọt, ngay cả mật ong, vì phản ứng lên men chất đường trong vòm miệng là lý do khiến tình trạng viêm tấy dễ kéo dài.

Việc ngậm kẹo sát trùng cổ họng sau khi làm răng hại nhiều hơn lợi, do niêm mạc miệng sẽ vừa khô vừa dễ bị kích ứng bởi chất đường trong kẹo.

Tránh các loại nước uống có ga vì chất sủi bọt có khả năng làm giảm tác dụng của thuốc giảm đau. Nếu uống thì nên dùng ống hút để nước vào thẳng cổ họng

Không nên dùng các món chua như chanh, bưởi, nhất là khi bị cà răng, để tránh tình trạng axit trong thực phẩm nạo sâu phần men răng vừa bị giũa mỏng.

Với những chia sẻ về thực phẩm nên ăn và kiêng ăn sau khi nhổ răng khôn ở trên, hy vọng sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết.

Răng khôn mọc và những triệu chứng bạn nên biết


Có thể bạn đã biết răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng ở mỗi bên hàm và khi mọc thường kèm theo những cơn đau nhức âm ĩ hay ê buốt răng gây khốn đốn cho thân chủ. Dù vậy có trường hợp không nhận biết được mình đang mọc răng khôn mà cứ nghĩ rằng do sâu răng hay những bệnh lý khác gây ra, làm tìm mua thuốc uống dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.


***Bài viết hữu ích
>> Cách khắc phục răng lung lay hiệu quả: http://nhorangkhon.net/rang-lung-lay-phai-lam-sao/
>> Nha khoa uy tín tại quận 9 bạn nên biết: http://nhorangkhon.net/giai-dap-nha-khoa-nao-tot-tai-quan-9/



1. Răng khôn là răng gì?

triệu chứng của mọc răng khôn
triệu chứng của mọc răng khôn


Răng khôn hay còn gọi là răng số 8, mọc ở vị trí trong cùng sau hai răng hàm. Đa số mỗi người trưởng thành có 4 răng khôn, hai bên hàm trên và hai bên hàm dưới. Thông thường răng khôn thường mọc ở người trưởng thành giai đoạn từ 17 đến 25 tuổi.

Dấu hiệu và triệu chứng nhận biết bạn đang mọc răng khôn.

Khác với những chiếc răng khác, khi răng khôn chuẩn bị mọc cũng có những dấu hiệu rất khác biệt. Những triệu chứng này chắc chắn sẽ gây không ít phiền toái cho bạn.

2. Đau nhức quanh vùng lợi.

Khi răng bắt đầu nhú lên, bạn sẽ cảm thấy đau nhức bên trong. Răng càng phát triển cơn đau càng kéo dài, càng nhức nhối. Trước tiên đau nhức quanh vùng lợi mọc răng, nếu răng mọc lệch có thể dẫn đến đau răng hàm bên cạnh và răng khác còn lại trong hàm. Răng khôn thường không mọc liền mạch mà có thể gián đoạn kéo dài trong vài năm. Chính vì vậy, bạn nên chuẩn bị tinh thần hứng chịu những cơn đau do răng khôn gây ra.

3. Sưng lợi
Do lợi người trưởng thành đã cứng chắc, xương hàm không còn phát triển về kích thước nên khi có dấu hiệu mọc răng lợi sẽ giãn ra và phồng lên cao, khiến không chỉ phần mặt lợi bị sưng mà quanh chân răng cũng bị sưng. Chỉ khi nào răng ổn định thì tình trạng sưng lợi mới trở lại bình thường.

4. Hàm nặng nề cử động khó khăn

Khi mọc răng khôn bạn sẽ cảm thấy hàm trở nên nặng nề, rất khó khăn trong vận động cơ miệng.

5. Bị sốt, nhứt đầu.

Hiện tượng sốt nhẹ có thể xảy ra khi răng khôn đang bắt đầu nhú lên. Nguyên nhân gây sốt là do khi mọc răng khôn nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn và sự đau nhứt, khó chịu do mọc răng khôn cũng khiến thân nhiệt nóng hơn bình thường. Tuy nhiên bạn cũng không nên lo lắng quá vì những cơn sốt này thường nhẹ và cũng không kéo dài. Khi răng mọc hoàn chỉnh thì tình trạng sốt cũng không còn nữa.

6. Chán ăn, ăn không ngon miệng

Nguyên nhân của việc chán ăn một phần là do cơ thể mệt mỏi khi phải chịu đựng những đau nhức, mệt mỏi, sốt do mọc răng khôn gây ra. Một phần nữa nguyên nhân gây chán ăn là do không nhai được. Khi thức ăn vô tình đụng đến phần lợi chuẩn bị mọc răng khôn sẽ có cảm giác đau, rất khó chịu, không muốn ăn.

Trên thực tế các nha sĩ luôn khuyến cáo nên nhổ răng khôn vì thực chất 28 chiếc răng còn lại trong hàm đã đủ thực hiện nhiệm vụ. Nếu gặp phải trường hợp răng khôn mọc lệch sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng các răng răng hàm bên cạnh.

Mặt khác, răng khôn lại nằm trong cùng khó chăm sóc, rất dễ bị sâu răng nên không cần thiết phải giữ lại răng khôn. Vì vậy khi gặp phải những dấu hiệu trên bạn nên tới nha sĩ sớm để có những biện pháp xử lý kịp thời.

Ngoài ra, để nhanh chóng giảm bớt những khó chịu đau nhức do răng khôn gây ra bạn có thể sử dụng một số phương pháp đơn giản tại nhà như chườm đá, súc miệng bằng muối, ngậm tỏi, bôi dầu đinh hương... Tuy nhiên, đây chỉ phương pháp giảm đau tạm thời để biết chính xác tình trạng răng miệng của mình cần thiết phải tới trung tâm nha khoa kiểm tra.

Với những chia sẻ về triệu chứng khi răng khôn mọc ở bài viết trên đây, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn. Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Răng bị sâu vỡ lớn có cách gì điều trị hiệu quả?


Răng sâu bị vỡ là tình trạng bệnh lý răng miệng vô cùng phổ biến. Vậy trong trường hợp này ta nên xử lý như thế nào thì tốt nhất? Những chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.


***Bài viết hữu ích
>> Địa chỉ nha khoa danh tiếng tại quận Tân Phú: http://nhorangkhon.net/nha-khoa-nao-tot-tai-quan-tan-phu-tp-hcm/
>> Danh tính nha khoa uy tín tại quận 10: http://nhorangkhon.net/nha-khoa-kim-dia-chi-nha-khoa-tot-nhat-tai-quan-10-tp-hcm/


răng sâu bị vỡ
răng sâu bị vỡ phải làm sao?

Răng sâu xuất phát từ đâu?

Răng bị sâu có nguyên do chủ yếu xuất phát từ sự hoạt động của vi khuẩn có tên là Streptococcus Mutans trong khoang miệng. Các vi khuẩn này thường lưu trú trên những mảng bám cao răng không được làm sạch. Chúng sẽ sản sinh và tiết ra chất hữu cơ, polyore, enzyme, chuyển hóa tinh bột thành đường và đường thành acid. Chính các acid này sẽ hòa tan men răng và ngà răng khiến cho phần thân răng bị sâu. Khi vi khuẩn tồn tại càng nhiều thì tình trạng sâu càng nặng.

Răng sâu bị vỡ lớn

Bạn đầu răng sâu không có biểu hiện gì cụ thể do bệnh diễn tiến âm thầm. Khi phát hiện ra lỗ sâu màu đen trên mặt nhai và thân răng cùng với cảm giác sâu răng đau buốt và răng sâu bị chảy máu thì tình trạng phá hủy mô răng đã khá nghiêm trọng. Dần dần phần mô răng sẽ bị ăn mòn dần tới tủy gây sốt, chảy máu cũng như buốt nhói lên tận óc. Từ đây, các biến chứng cũng có thể xuất hiện.
Làm gì khi răng sâu bị vỡ lớn gây đau buốt và chảy máu?

Bảo tồn răng là nguyên tắc đầu tiên cần phải tuân thủ khi điều trị bệnh lý nha khoa. Với những răng bị vỡ mẻ nhỏ, vết sâu chưa nghiêm trọng thì có thể dùng vật liệu nha khoa để trám bít lại. Tuy nhiên, trường hợp Răng sâu bị vỡ lớn gây đau buốt và chảy máu thì hàn răng không mang lại hiệu quả, dễ bị bong tróc, do đó bọc răng sứ sẽ là giải pháp răng sâu bị tổn thương nặng gây đau buốt.

Trước khi tiến hành bọc răng, nạo sạch vết sâu sẽ là thao tác được thực hiện đầu tiên nhằm loại bỏ hoàn toàn các mô răng chứa vi khuẩn, tránh tình trạng vi khuẩn lưu trú gây bệnh trở lại. Một mão sứ chế tạo theo đúng dấu răng sẽ giúp bao phủ toàn bộ phần thân răng. Mão sứ này có chức năng bảo vệ răng bị tổn thương khỏi những tác động bên ngoài cũng như giúp phục hình cho răng rất thẩm mỹ.

Việc thực hiện bọc răng sứ chỉ được tiến hành khi phần răng sâu không vỡ quá nửa thân răng và chân răng còn tốt, không bị lung lay. Trường hợp vết sâu lan xuống tủy gây viêm tủy cấp thì việc điều trị nội nha cần được tiến hành trước tiên để bảo tồn răng.
Trường hợp nào cần nhổ răng sâu bị vỡ lớn?

Trường hợp răng sâu quá nặng , răng sâu bị vỡ lớn không thể bảo tồn thì bắt buộc bạn phải nhổ bỏ răng sâu để tránh biến chứng. Thông thường, khi phần răng sâu mất nhiều mô, vi khuẩn sẽ xâm lấn đến ống tủy, gây kích ứng và viêm tủy cấp. Biểu hiện cụ thể của trường hợp này là cảm giác đau buốt dữ dội, kéo dài thành từng cơn, nhói lên tận óc, đặc biệt là về đêm.

Khi phần răng răng bị mất mô quá nhiều, bị lung lay và không thể tiến hành bảo tồn cũng như viêm tủy gây áp xe thì nhổ bỏ là điều cần thiết phải thực hiện càng sớm càng tốt. Biến chứng của tình trạng này không chỉ gây mất răng mà còn viêm nhiễm đến phần xương hàm và làm lung lay các răng kế bên.
Nhổ răng sâu bị vỡ lớn bằng công nghệ mới nhất

Hiện nay, với kỹ thuật nhổ răng Piezotome thì việc nhổ răng sâu bị vỡ lớn không còn là nỗi sợ hãi của bệnh nhân khi đối mặt với các biến chứng có thể xảy ra. Trước khi tiến hành nhổ răng, thao tác chụp X-quang sẽ giúp nha sỹ xác định chính xác tình trạng răng miệng, có ảnh hưởng đến dây thần kinh ở phía chân răng hay không, từ đó đảm bảo cho ca nhổ răng diễn ra an toàn và nhẹ nhàng nhất.

Khi răng sâu bị vỡ lớn bạn có thể liên hệ đến Nha khoa KIM để được điều trị phần răng bị sâu và phục hình lại răng mới. Nhưng cách tốt nhất là bạn vẫn nên đi khám ngay từ khi phát hiện răng bị sâu.

Hy vọng sau những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn có thể trang bị cho mình những kiến thức hữu ích và có thể áp dụng nếu mắc phải.

Nên ăn uống thế nào sau nhổ răng khôn?


Trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc lệch,... là những trường hợp buộc phải nhổ bỏ đến khắc phục những cơn đau nhức ầm ĩ để sớm ăn uống bình thường trở lại. Việc lựa chọn nha khoa uy tín nhổ răng là quan trọng, bên cạnh đó việc chăm sóc sau khi nhổ răng khôn cũng quan trọng không kém. Cùng theo dõi bài viết sau đây để có chế độ ăn uống hợp lý sau khi nhổ răng khôn nhé.


***Có thể bạn quan tâm
>> Đang mang thai thì mọc răng khôn có được nhổ không: http://nhorangkhon.net/moc-rang-khon-khi-mang-thai-co-nen-nho-khong/
>> Tác hại khôn lường của răng khôn mọc ngầm: http://nhorangkhon.net/tac-hai-cua-nho-rang-khon-moc-lech-va-moc-ngam/



Chăm sóc sau khi nhổ răng khôn

chăm sóc sau khi nhổ răng khôn
chăm sóc sau khi nhổ răng khôn cần được quan tâm đúng mực

Thứ nhất, sau khi nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ dụng một miếng gạc y tế để hấp thụ máu và giúp cho khu vực răng vừa nhổ được sạch sẽ.

Thứ hai, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau cho bạn.

Thứ ba, sau khi nhổ răng khôn bạn sẽ thấy miệng bị sưng lên. Giải pháp tốt lúc này là sử dụng túi trà ướt để thúc đẩy đông máu và làm tăng lưu thông. Đồng thời việc đặt túi trà lên chỗ bị sưng sẽ giúp cho khu vực đó được giảm sưng nhanh chóng.

Thứ tư, ngay sau khi nhổ răng khôn, bạn chỉ nên ăn những thức ăn mềm như cháo súp, bánh hoặc phô mai vì nó sẽ không làm ảnh hưởng đến vùng nướu lợi. Tránh xa những thức ăn cứng cần phải vận động nhai, cũng không được sử dụng thực phẩm hay đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh. vì như vậy sẽ làm tổn thương đến vùng răng khôn vừa mới được nhổ đi.


Thứ năm, bạn vẫn cần chú ý đến việc vệ sinh răng miệng hằng ngày bằng cách đánh răng cũng như dùng chỉ nha khoa hay nước súc miệng. Cụ thể ở đây, bác sĩ khuyên bạn nên đánh răng ít nhất ngày 2 lần bằng kem đánh răng có chứa flour và bàn chải lông mềm, nhằm chải sạch những mảng bám trên răng, giữ cho răng luôn sạch và thơm tho. Ngoài ra, bạn cũng phải súc miệng bằng nước muối với công thức 1 thìa cà phê muối biển hòa cùng nước ấm. Ngậm dung dịch nước này vào miệng để làm sạch vi khuẩn ở khoang miệng. Đồng thời bạn cũng không thể quên việc sử dụng chỉ tơ nha khoa hằng ngày để lấy sạch những thức ăn còn bám lại trên các kẽ răng mà thông thường dùng bàn chải đánh răng cũng không thể lấy hết được.

Hy vọng sau những chia sẻ ở bài viết trên đây sẽ giúp bạn có chế độ ăn uống khoa học để vết thương chóng khỏi. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe.

Kỹ thuật nhổ răng không đau tại Nha Khoa KIM


Chào bác sỹ Nha Khoa KIM gần đây em phát hiện thấy mình có mọc chiếc răng khôn do quá đau nhức và ê buốt không thể ăn uống gì nên em muốn nhổ bỏ đi sớm. Vì rất sợ đau nên em còn băn khoăn chưa dám thực hiện, bác sĩ có thể tư vấn giúp em cách nào để nhổ răng khôn không đau không ạ, cám ơn bác sĩ. (Quỳnh Như-Hải Phòng).


***Bài viết hữu ích
>> Cách nhổ răng sữa cho bé tại nhà: http://nhorangkhon.net/cach-nho-rang-sua-cho-be-tai-nha/
>> Chi phí hợp lý khi nhổ răng khôn tại Nha Khoa KIM 2017: http://nhorangkhon.net/chi-phi-nho-rang-khon-gia-bao-nhieu-tien/


Trả lời:

Chào bạn Quỳnh Như!

Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc “nhổ răng khôn có đau không và cách nhổ răng không đau” của bạn, KIM xin được giải đáp cụ thể như sau:

Nhổ răng khôn có đau không tại nha khoa KIM?

nhổ răng khôn có đau không
nhổ răng khôn có đau không?

Răng khôn mọc lệch, mọc không thăng hàng hoặc đâm ngang sang răng kế cận có thể coi là tình trạng rất phổ biến, xảy ra ở hầu hết các trường hợp mọc răng khôn. Những khó chịu mà răng khôn gây ra thì bạn đang phải trải qua. Ngoài ra, răng khôn còn một nguy cơ khác là dễ gây bệnh răng miệng như sâu răng, hôi miệng, viêm nướu và hỏng răng số 7. Do đó, các bác sỹ vẫn khuyên nên nhổ răng số 8 càng sớm càng tốt để phòng tránh những nguy cơ này.

Về thắc mắc nhổ răng khôn có đau không với thì xin khẳng định rằng đa phần các trường hợp đều bị đau, mức độ có thể khác nhau. Trường hợp của bạn cũng không ngoại lệ.

Sở dĩ, nhổ răng khôn đau là do các nguyên nhân sau đây:

– Răng mọc muộn: Thời điểm răng mọc là từ 18 tuổi trở đi, lúc này xương hàm và nướu đã cứng chắc, các răng cũng sắp xếp ổn định nên răng 8 không còn nhiều không gian để mọc nên thường mọc không ngay ngắn thẳng hàng được.

– Vị trí răng mọc: Răng 8 luôn ở phía trong cùng của hàm và có xu hướng lùi sâu vào trong. ở vị trí này, để có thể nhổ răng là rất khó và gây đau nhiều hơn cho bệnh nhân.

– Thế mọc của răng: Răng khôn mọc lệch, mọc ngược nên khi nhổ cần phải tiến hành tách nướu rộng mới có thể thực hiện được các thao tác nhổ răng thông thường. Việc này chắc chắn sẽ làm cho bạn đau hơn so với nhổ răng thông thường.

Như vậy nhổ răng khôn có đau không là do chính các yếu tố này quy định. Vị trí và thế mọc của răng khôn càng “ngoan ngoãn” thì quá trình nhổ răng sẽ ít đau nhức hơn.

Để giải đáp chi tiết hơn những thắc mắc của mình bạn có thể đến trực tiếp Nha Khoa KIM để được bác sĩ kiểm tra tình trạng của bạn và đưa ra giải pháp cùng chia sẻ chi tiết hơn.

Được tạo bởi Blogger.