Hiển thị các bài đăng có nhãn nho-rang-sua. Hiển thị tất cả bài đăng

Làm gì khi răng sữa của trẻ bị sâu?

Sâu răng sữa là bệnh phổ biến ở trẻ nhưng lại ít được người lớn để ý tới. Trên thực tế, đây là một bệnh nguy hiểm mà trẻ cần được sự quan tâm đặc biệt của các bậc phụ huynh.



Quan niệm sai lầm của người lớn về sâu răng sữa

Các bậc phụ huynh hầu hết chỉ quan tâm tới sức khỏe răng miệng của bé ở mức cơ bản. Việc nhắc nhở các cháu chăm sóc răng miệng thường xuyên là chưa đủ, chúng ta còn cần phải theo dõi và quan sát những hiện tượng lạ xảy ra đối với răng của bé để có những biện pháp điều trị phù hợp.

Khi mới có răng sữa, nhiều vị phụ huynh cho rằng trẻ không cần đánh răng vì răng của chúng vẫn còn thưa, thức ăn sẽ không mắc lại nên không cần phải đánh răng. Trên thực tế, răng trẻ chỉ thưa với số lượng ít, trẻ có thể có 20 chiếc răng khi được 2 tuổi rưỡi. Khi đó, răng của chúng sẽ khít vào nhau, nếu không chải răng đều đặn, bé rất dễ bị mảng bám do thức ăn để lại, dẫn tới sâu răng.


Trong răng sữa vẫn tồn tại các dây thần kinh cảm xúc, trẻ sẽ đau nếu bị sâu răng. Sự đau đớn sẽ ảnh hưởng đến bé lúc ăn uống, thậm chí cả trong lúc ngủ.

Răng bị sâu ăn tận vào tuỷ, gây áp xe sưng phồng mưng mủ cả lợi chỗ răng viêm tuỷ lên.. (Ảnh minh họa)

Tất cả mọi răng sữa sẽ đều được thay thế bởi răng vĩnh viễn, nhưng tình trạng của răng sữa ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn mọc lên sau này. Nếu như răng sữa bị sâu và phải nhổ sớm, khiến cho lợi bị khô, răng vĩnh viễn sẽ khó mọc lên và nếu mọc lên thì có thể mọc không đúng vị trí.

Răng sữa có chức năng quan trọng không kém gì răng vĩnh viễn. Nó giúp trẻ thực hiện được những công việc hằng ngày như nhai, nghiền, cắn, xé, giữ một vai trò quan trọng không thể thiếu trong quá trình tiêu hóa. Nếu thiếu đi răng sữa, chế độ ăn uống của trẻ sẽ bị ảnh hưởng khiến sức khỏe giảm sút, biếng ăn, có thể dẫn đến suy dinh dưỡng. Vậy phải làm gì khi răng sữa của trẻ bị sâu?

Phải làm gì khi răng sữa của trẻ bị sâu?

Cần đưa trẻ đến khám nha sĩ khi phát hiện răng sâu.

Để răng được tốt thì cách tốt nhất là phải phòng bệnh. Nếu răng sữa mới phát hiện sâu, cha mẹ cần đưa trẻ tới phòng khám nha khoa để điều trị. Thường bác sĩ sẽ sử dụng biện pháp trám răng để ngăn chặn không cho sâu tiếp tục phát triển. Răng sữa của trẻ bị sâu nếu trám sớm sẽ giữ được đầy đủ răng trên hàm, đảm bảo cho quá trình tiêu hóa của trẻ hoạt động một cách có hiệu quả

Tại sao trẻ hay bị sâu răng?

Những chiếc răng sâu xấu xí thường khiến con bạn đau nhức hoặc gây khó dễ trong việc nuốt thức ăn. Dưới đây là những hiểu biết xoay quanh vấn đề sâu răng ở trẻ mà bạn cần lưu ý.


Triệu chứng ban đầu của sâu răng là răng đổi màu, lúc này người bệnh chưa cảm thấy gì, lỗ sâu răng chưa có và kích thích do thức ăn nóng, lạnh chưa xảy ra.
Một thời gian sau, răng biến đổi sang màu nâu hoặc màu đen. Lỗ sâu ở răng xuất hiện, trẻ cảm thấy khó chịu khi thức ăn giắt vào lỗ sâu, cảm thấy buốt khi ăn thức ăn nóng, lạnh, đau do thức ăn nóng giắt vào.


Đường là nguyên nhân lớn nhất gây ra sâu răng. Thức ăn là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn bám vào đó sinh sôi nảy nở, nhất là ăn nhiều đường, ăn đồ ngọt, không đánh răng trước khi đi ngủ. Các gợn thức ăn còn bám vào các kẽ răng, nếu không đánh răng thường xuyên hoặc không lấy cao răng định kỳ cũng sẽ làm môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển.

Khi đó các vi khuẩn trong miệng sẽ sản sinh và tiết ra chất hữu cơ, plyore, enzyme thuỷ phân chất lòng trắng trứng (một thành phần trong nước miếng), những chất đó có thể hoà tan chất hữu cơ và phân huỷ chất vô cơ của kết cấu răng. Các vi khuẩn này bám vào răng hình thành các đốm khuẩn, đến lượt các đốm khuẩn này phát triển tấn công răng.

Nếu phát hiện trẻ bị sâu răng, phụ huynh cần đưa trẻ đi tới các trung tâm nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị. Tốt nhất là nên khám răng định kỳ cho trẻ 6 tháng một lần để phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng của trẻ.Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất.

Buộc phải thay răng sữa khi nào?

Theo các chuyên gia nha khoa, bạn nên thay răng sữa cho trẻ trong các trường hợp sau: Răng sữa đau, bị viêm, nhiễm trùng đã điều trị nhiều lần mà không khỏi thì bạn nên cho bé nhổ để khỏi ảnh hưởng đến các răng bên cạnh. 



Răng sữa bị viêm cement cấp, viêm nhiễm ở chóp răng, hư tủy lâu ngày sẽ nhiễm khuẩn xuống vùng răng vĩnh viễn.
Răng sữa đến tuổi thay, lung lay hoặc chưa lung lay nhưng răng vĩnh viễn đã mọc.



Những bé nào không nên nhổ răng sữa?

>>Nha khoa quận 12

Các bác sĩ nha khoa khuyên không nên nhổ răng sữa cho trẻ em trong các trường hợp sau:
Trẻ em đang bị viêm lợi cấp, viêm lợi vincent.
Trẻ bị bệnh tim, các bệnh về máu, bệnh gan, thấp khớp hay bệnh truyền nhiễm thì chỉ nhổ răng khi có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa, dùng kháng sinh trước và sau khi nhổ
Không nên nhổ răng khi trẻ em đang mang các khối u ác tính, sốt bại liệt.
Nên nhổ răng sữa cho trẻ em ở đâu?

Khi bé được 18 tháng tuổi trở nên thì các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám răng định kỳ thường xuyên 6 tháng/lần. Việc khám răng định kỳ sẽ giúp theo dõi quá trình mọc răng của trẻ cũng như phát hiện sớm các bệnh răng miệng như sâu răng. Không nên cho bé nhổ răng quá sớm vì điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến khuôn mặt và tốn nhiều thời gian, chi phí cho việc chỉnh nha niềng răng sau này.

Những tai biến thường xảy ra khi nhổ răng cho bé tại nhà

Rất nhiều cha mẹ khi thấy răng sữa của trẻ lung lay là nhổ ngay mà không biết bên dưới răng vĩnh viễn đã mọc hay chưa. Điều này rất nguy hiểm vì nhổ răng sữa cho trẻ bằng tay hay chỉ không những rất đau mà còn dễ gây ra các biến chứng nghiêm trọng như chảy máu ồ ạt, sót chân răng, viêm nhiễm, tổn thương xương hàm làm mặt mất đi vẻ cân đối. Bên cạnh đó nếu răng sữa bị nhổ sớm thì phần lợi để lâu ngày sẽ co khít cứng lại và khi răng vĩnh viễn mọc sẽ rất khó khăn và gây đau đớn cho bé.

Chính vì vậy, khi răng sữa của trẻ em bị lung lay, ba mẹ nên đưa bé đến bệnh viện hoặc nha khoa uy tín, chất lượng khám để biết chính xác tình trạng của răng vĩnh viễn. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ lên kế hoạch nhổ răng theo đúng độ tuổi, giai đoạn thay răng cho trẻ.

Quy trình điều trị nhổ răng trẻ em an toàn, chuyên nghiệp

Đầu tiên bác sĩ sẽ khám tổng quát sức khỏe răng miệng của bé, chụp phim X – Quang để kiểm tra hình dạng, vị trí của răng sữa cần nhổ có ảnh hưởng gì đến các răng khác hay không.

Bé sẽ được vệ sinh răng miệng sạch khuẩn, gây tê và tiến hành nhổ răng nhẹ nhàng không đau.

Sau khi điều trị xong, bác sĩ sẽ kê toa thuốc giảm đau, kháng viêm, kháng khuẩn và hướng dẫn ba mẹ cách vệ sinh, chăm sóc răng miệng đúng cách cho trẻ tại nhà, những thực phẩm nào nên và không nên ăn.

Hẹn lịch tái khám để kiểm tra theo dõi tình trạng của bé.
Cam kết nhổ răng sữa cho trẻ nhẹ nhàng không đau


Với hơn 10 năm kinh nghiệm, đội ngũ bác sĩ của phòng khám Nha Khoa nhổ răng trong môi trường vô trùng khử khuẩn tuyệt đối nhẹ nhàng và không đau. Chúng tôi sẽ mang lại cho con bạn nụ cười thoải mái và cắt đứt mọi cơn đau răng của trẻ em.

Được tạo bởi Blogger.