Phải làm gì khi bị gãy xương hàm?

Các chấn thương đủ mạnh để gây gãy xương hàm cũng có thể làm tổn thương cột sống ở cổ hoặc gây ra chấn động hay chảy máu trong sọ. Gãy xương hàm gây sưng và có thể gây biến dạng mặt. Gãy xương hàm xảy ra khi hàm dưới bị gãy gây đau và làm cho các răng ở hai hàm không ăn khớp với nhau.


Gãy xương hàm có phải chấn thương nghiêm trọng không?
Gãy xương hàm trên được coi là gãy xương mặt. Gãy xương hàm trên có thể gây ra chứng song thị, tê vùng da dưới mắt (vì chấn thương dây thần kinh) hay sự bất thường ở xương gò má (có thể cảm nhận khi di chuyển một ngón tay dọc theo nó).

Đôi khi một vết gãy xương còn kéo dài qua răng hay chân răng (gọi là gãy xương hở), tạo ra một khe hở, từ đó vi khuẩn trong miệng có thể lây nhiễm vào các xương hàm.

Gãy xương hàm thường bị gây ra bởi các tai nạn giao thông nghiêm trọng, tai nạn lao động, tại nạn trong sinh hoạt hoặc trong các môn thể thao.

Dấu hiệu và triệu chứng của gãy xương hàm bao gồm:
Chảy máu miệng;
Khó mở miệng rộng;
Bầm tím trên mặt;
Sưng mặt;
Cứng hàm;
Đau hàm và đau hơn khi nhai hoặc cắn;
Tê mặt (đặc biệt là phần môi dưới);
Cử động hàm rất khó (nếu bị gãy nghiêm trọng).

Có thể có các biểu hiện và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các triệu chứng bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nha sĩ.
Bạn nên làm gì nếu bị gãy xương hàm?

Bạn có thể áp dụng các biện pháp sau để giảm khó chịu do gãy xương hàm trước khi đến bác sĩ hoặc nha sĩ:
Chườm đá để giảm sưng;
Không cố chỉnh lại khớp hàm, làm như thế có thể khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn;
Làm dải băng bằng khăn tay, khăn quàng cổ hoặc cà vạt, quấn từ dưới hàm lên đỉnh đầu để cố định hàm. Dải băng phải dễ dàng tháo rời trong trường hợp bạn bị nôn;
Nhẹ nhàng lấy các răng gãy, rụng ra khỏi miệng, đặt vào sữa lạnh, nước muối,… Đem theo những chiếc răng đã gãy đến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp nha sĩ?
Đến gặp bác sĩ hoặc nha sĩ ngay nếu bạn bị va chạm mạnh ở hàm và đi kèm các triệu chứng sau:
Hàm bị méo, nứt hoặc lệch khỏi vị trí bình thường;
Bạn bị lõm, đau đớn trong hàm hoặc dưới tai;
Răng bạn không khớp như mọi khi hoặc cử động khi cắn của bạn bị lệch;
Răng bị rụng hoặc lung lay;
Có vết bầm tím hoặc sưng ở nướu hay xương hàm;
Bạn khó mở miệng hoặc đau ở khớp hàm;
Tê cằm và môi dưới.
Nếu để lâu, bạn có nguy cơ bỏ lỡ thời điểm trị liệu tốt nhất.

Làm thế nào để phòng ngừa gãy xương hàm?
Bạn có thể phòng ngừa gãy xương hàm bằng cách tránh các chấn thương hoặc tác động đến vùng cằm và mặt dưới bằng cách:
Luôn thắt dây an toàn khi lái xe ô tô, thậm chí ngay cả khi xe bạn có trang bị túi khí;
Đội nón bảo hiểm và miếng bảo vệ miệng khi chơi các môn thể thao va chạm. Miếng bảo vệ miệng có thể bảo vệ răng và ngăn ngừa gãy xương hàm;
Đối với trẻ em, không nên khuyến khách con chơi những trò bạo lực bao gồm đánh đấm hay tham gia đấu quyền anh.


Nên tìm hiểu thông tin , bổ sung kiến thức về các tai nạn có thể xảy ra. Rèn luyện sức khỏe để ứng phó được các tình huống bất ngờ là cách phòng tránh hiệu quả nhất.

www.google.com.pe/url?q=http://phauthuathamhomom.com/

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.